Nhiều người gọt vỏ bí đao xong là đổ vỏ đi luôn, chưa bao giờ từng suy nghĩ chúng cũng có những công dụng bất ngờ.
Bí đao là một loại quả quen thuộc với cả nông thôn và thành thị. Bí đao rất được ưa chuộng bởi lẽ nó là loại thức ăn ngon bổ rẻ, có tác dụng thanh nhiệt giải độc cơ thể. Khi chế biến bí đao, chúng ta thường loại bỏ lớp vỏ vì cứng, đắng ăn không ngon.
Trên thực tế những người nông dân xưa khi chế biến bí đao sẽ giữ lại vỏ bí đao, tại sao vậy? Vì vỏ bí đao là một trong những bài thuốc tuyệt vời để chữa trị một số bệnh bằng phương pháp dân gian.
Trong cuốn “Bản thảo cương mục” có ghi vỏ bí đao có tính ngọt và lạnh tốt cho dạ dày, ruột non, thanh nhiệt giải độc gan, bổ nước và giúp tiêu hóa tốt.
Ngoài ra vỏ bí đao có chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất và nhiều thành phần có tính bay hơi. Bên cạnh đó, vỏ bí đao còn có hàm lượng đường tương đối thấp, là loại thực phẩm lý tưởng cho người bị bệnh tiểu đường, bệnh béo phì.
Do đó vỏ bí đao thường được dùng vào mùa đông để giúp lợi tiểu, giúp hỗ trợ và điều trị bệnh sỏi thận, sưng phù người và tăng cường chức năng gan thận. Ngoài ra sau khi phơi khô, pha với nước có tác dụng điều trị ho, hen suyễn, v.v.
Những người nông dân làm việc vừa cực nhọc vừa mệt, đầu gối rất dễ phát bệnh. Có những lúc dùng thuốc tây cũng không có hiệu quả, chỉ đỡ được một thời gian rồi lại tái phát. Lúc này uống nước nấu từ vỏ bí đao phơi khô thực sự có tác dụng, bởi vỏ bí đao có tính ngọt, thanh, bổ nước, tiêu sưng. Vì vậy rất tốt cho những người bị bệnh khớp, tất nhiên là không thể có tác dụng nhanh như thuốc tây nhưng sau khi dùng vỏ bí đao hồi phục sẽ không tái phát lại.
Ngoài ra còn có rất nhiều bài thuốc hay từ vỏ bí đao
Bài 1: Ung nhọt ngoài da: vỏ bí đao 20g, hoa cúc vàng 15g, thược dược đỏ 12g, mật ong một ít. Nấu lấy nước uống thay trà, mỗi ngày 1 lần, dùng liên tiếp 7 ngày.
Bài 2: Thanh nhiệt giải độc, dưỡng âm, cầm máu: vỏ bí đao, đậu đỏ, mỗi thứ lượng thích hợp. Sao sơ, đổ nước vào nấu uống thay trà.
Bài 3: Phong nhiệt, táo nhiệt, ho: vỏ bí đao 15g, mật ong một ít, chưng nóng ăn mỗi ngày 2 lần.
Bài 4: Viêm tuyến tiền liệt, tiểu nhiều lần: vỏ bí đao 50g, đậu tằm 60g, nước 3 bát. Cho tất cả nguyên liệu trên vào nồi, cùng với 3 bát nước, sắc còn 1 bát, bỏ bã dùng uống (nếu người bệnh dị ứng với đậu tằm thì không dùng bài thuốc này).
Bài 5: Phù khi có thai: Bí đao cả vỏ lượng tùy ý, muối vừa ăn. Nấu nhừ để ăn. Công hiệu kiện tỳ, hành thủy, an thai. Chủ trị phụ nữ bị phù thũng khi mang thai do tỳ hư thấp trở.
Vì vậy mới nói trí tuệ có người xưa vô cùng uyên sâu, có những vật tưởng chừng như không thể dùng đến người ta vẫn biết cách tận dụng để trở thành thứ thuốc có tác dụng chữa bệnh.
Video: Khoai tây: thực phẩm nhuộm tóc tuyệt vời
Ngọc Mẫn (TH)
Nguồn: ĐKN
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…