Tai Mũi Họng

Nội soi lấy dị vật ở tai có gây tê tại chỗ

Nội soi lấy dị vật ở tai có gây tê tại chỗ

Bình thường phần giữa tai ngoài và tai giữa có một bộ phận ngăn cách gọi là màng nhĩ. Nếu màng nhĩ bình thường, dị vật thường nằm ở phần ống tai ngoài, trừ trường hợp di vật bắn vào tai mạnh, có thể xuyên qua màng nhĩ vào nằm ở tai giữa.

Dị vật tai trong rất hiếm gặp, thường là do rủi ro phẫu thuật: chỉnh hình xương con, thay thế xương bàn đạp, cấy điện cực ốc tai…

Những dị vật là chất hữu cơ khi vào ống tai sẽ hút nước từ ống tai và nở to ra choán đầy lòng ống tai. Dị vật không cử động như cục bông, chỉ gây ra những triệu chứng tắc ốc tai như điếc, ù tai. Trái lại những dị vật sống như côn trùng sẽ gây ra những triệu chứng rất khó chịu như tiếng bò sột xoạt, đau nhói, chóng mặt. Soi ống tai sẽ thấy dị vật, đánh giá khối lượng, hình dáng và vị trí của dị vật để có cách lấy ra phù hợp.

Dị vật tai thường có 2 loại:

– Dị vật hạt: Trẻ em nghịch hay nhét vào tai hạt cườm, đậu, ngô, người lớn có thể là hạt chanh, hạt thóc.

– Dị vật sống: gián đất, kiến, ve chui vào tai gây đau và khó chịu. Ngoài ra có thể gặp những dị vật vô cơ hoặc hữu cơ khác.

Chỉ định: Khi dị vật rơi vào tai thì phải lấy ra.

Chống chỉ định: Không có chống chỉ định

Chuẩn bị con người và phương tiện để lấy dị vật

Người thực hiện: Bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng.

Phương tiện

– Bộ dụng cụ lấy dị vật.

– Nước ấm (khoảng 37 – 38oC).

Người bệnh và hồ sơ bệnh án

Làm các xét nghiệm cơ bản để gây mê nếu ở trẻ em, dị vật khó lấy. Trẻ nhỏ được bế giữ cẩn thận.

Các bước tiến hành lấy dị vật

Dị vật hạt

– Dị vật mới, dễ lấy: lấy bằng móc tai.

– Dị vật khó lấy:

+ Trẻ em có thể phải gây mê toàn thân.

+ Soi tai kỹ để đánh giá vị trí của dị vật.

+ Dùng nước ấm 37oC bơm vào thành trên của ống tai ngoài dưới áp lực, áp lực nước sẽ đẩy dị vật ra ngoài.

+ Nếu bơm không ra thì dùng dụng cụ để lấy dị vật ra.

+ Trong trường hợp dị vật lớn, ống tai sưng nề có thể rạch sau tai rồi bổ đôi ống tai ra lấy dị vật.

Dị vật sống

– Phải làm chết dị vật rồi mới lấy ra.

– Người bệnh nằm nghiêng, tai có dị vật hướng lên trên, nhỏ vào tai mấy giọt dung dịch chloramphenicol 0,4% hoặc dầu gomenol. Đợi 10 phút cho côn trùng chết đi rồi lấy bằng bơm nước hoặc kìm gắp.

Chăm sóc và theo dõi bệnh nhân sau khi lấy dị vật

– Nếu viêm tấy ống tai phải dùng kháng sinh toàn thân, thuốc chống phù nề.

– Nếu làm sây sát, chảy máu: phải đặt bấc thấm dầu + kháng sinh.

– Thuốc giảm đau cho người bệnh.

– Nếu bị rách màng nhĩ: làm thuốc điều trị ổn định sau đó vá màng nhĩ.

Xử trí tai biến

– Rách ống tai ngoài gây chảy máu và viêm tấy ống tai ngoài.

– Dị vật sát màng nhĩ: có thể làm rách màng nhĩ, khi lấy dị vật phải hết sức nhẹ nhàng, không thô bạo.

– Cũng có thể do phương pháp lấy dị vật không đúng làm thủng màng nhĩ, đưa dị vật từ tai ngoài vào tai giữa, hoặc do màng tai thủng từ trước do viêm mạn tính, dị vật qua lỗ thủng vào trong tai giữa.

Rất lưu ý khi trẻ nhỏ chơi đồ chơi nhỏ, tròn, chúng có thể tự nhét vào lỗ tai mình hoặc tai bạn.

Yhocvn.net

Bác sĩ

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

1 day ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

2 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

5 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago