Tầm soát ung thư và các căn bệnh nguy hiểm
Đây là những xét nghiệm giúp tầm soát và phòng tránh nguy cơ mắc phải những căn bệnh nguy hiểm mà chị em thường gặp.
Xét nghiệm cổ tử cung – HPV
Ung thư cổ tử cung hoàn toàn không khó phòng tránh. Để sàng lọc ung thư cổ tử cung, bác sĩ sẽ kết hợp phương pháp phết tế bào cổ tử cung (Pap smear) và xét nghiệm HPV (Vi rút u nhú ở người – Human Papillomavirus). Pap smear tìm ra các tế bào bất thường của cổ tử cung, vốn có thể cắt bỏ từ trước khi chúng trở thành tế bào ác tính. Tuy nhiên, hàng loạt các nghiên cứu sau đó cho thấy đối với phương pháp PAP truyền thống, hơn 80% các tế bào bị loại bỏ sau khi phết lên slide, chính vì vậy sẽ tăng tỉ lệ bỏ sót các tế bào bất thường. Do đó hiện nay một kỹ thuật mới là ThinPrep Pap Test sẽ giúp các chuyên gia chẩn đoán sớm ung thư cổ tử cung chính xác
Nguyên nhân chính của ung thư cổ tử cung là virus HPV, thường lây qua đường tình dục. Virus HPV được xem là có thể gây ra bệnh ung thư cổ tử cung. Theo các nhà khoa học, phụ nữ ngoài 30 nếu có kết quả xét nghiệm 3 năm liên tiếp là bình thường thì có thể kéo dài thời gian giữa các lần xét nghiệm lên 3 năm.
Xét nghiệm hàm lượng cholesterol trong máu
Một trong những yếu tố lớn làm tăng nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch là mức độ cholesterol LDL cao. Xơ vữa động mạch là khi động mạch bị các mảng bám làm cho xơ cứng và ngày càng hẹp lại. Qua thời gian, bệnh có thể dẫn đến đau tim và đột quỵ.
Người bị bệnh có thể không phát hiện mình bị xơ vữa động mạch do bệnh phát triển trong nhiều năm liền mà không có triệu chứng nào. Ngoài chế độ ăn uống, những nguyên nhân khác gây xơ vữa động mạch là tiểu đường, cao huyết áp, nghiện thuốc lá… Vì vậy, uống thuốc đều đặn và thay đổi thói quen sinh hoạt có thể làm giảm nguy cơ dẫn đến hàm lượng cholesterol trong máu cao.
Các bác sĩ có thể phát hiện nguy cơ cholesterol bằng cách xét nghiệm máu. Dựa trên kết quả này, bác sĩ sẽ biết được các chỉ số cholesterol và lượng mỡ trong máu để từ đó đưa ra hướng điều trị. Phụ nữ trên 20 tuổi nên kiểm tra lượng cholesterol trong máu mỗi 5 năm một lần.
Tầm soát ung thư da
Kiểm tra tuyến giáp
Theo các chuyên gia, phụ nữ có nguy cơ bị rối loạn tuyến giáp cao gấp 10 lần nam giới. Hormone tuyến giáp hoạt động quá tích cực có thể làm tăng tốc quá trình trao đổi chất, làm tim đập nhanh, giảm cân đột ngột, căng thẳng, khó chịu. Ngược lại, thiếu hụt hormone tuyến giáp sẽ làm rối loạn sự cân bằng của phản ứng hóa học trong cơ thể, gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng như béo phì, đau khớp, vô sinh hay bệnh tim. Nguyên nhân khiến tuyến giáp gặp trục trặc có thể bắt nguồn từ yếu tố di truyền, mang thai, stress, thiếu hụt dinh dưỡng, hệ miễn dịch bị tấn công hoặc độc tố trong môi trường.
Đó là lý do các bác sĩ khuyên bạn nên thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ hormone kích thích tuyến giáp, đặc biệt là sau khi bạn 30 tuổi.
Kiểm tra mật độ xương
Phụ nữ thường dễ bị loãng xương hơn nam giới. Càng lớn tuổi, chị em càng dễ gặp vấn đề về xương cốt. Theo bác sĩ, phụ nữ bị mất 30% khối lượng xương trong vòng 5 năm kể từ thời kỳ mãn kinh. Vì vậy, bạn nên đi kiểm tra mật độ xương định kỳ sau tuổi 30. Thời gian kiểm tra lý tưởng là theo chu kỳ 5 năm/lần.
Đối tượng có nguy cơ bị loãng xương cao là phụ nữ nhẹ cân có khối lượng xương thấp. Khi đó, bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn làm thêm các xét nghiệm để đo tốc độ mất đi khối lượng xương. Bên cạnh đó, chị em nên bổ sung đầy đủ canxi, vitamin D, đồng thời tập thể dục để giúp cho hệ xương luôn chắc khỏe.
Kiểm tra tuyến vú
Kiểm tra tuyến vú có thể giúp bạn phát hiện dấu hiệu của bệnh ung thư vú. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng bởi hơn 90% phụ nữ được chẩn đoán và phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm có tỉ lệ sống 100% và không có dấu hiệu tái phát trong ít nhất 5 năm. Đó là lý do các bác sĩ khuyên bạn nên khám vú lâm sàng ngay khi ở độ tuổi 20. Còn sau 30 tuổi, bạn nên chụp nhũ ảnh hàng năm để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh. Đây là việc không khó nhưng chị em rất hay chủ quan, bỏ qua thời điểm vàng để biến có thành không, điều trị bệnh triệt để. Đừng nghĩ ung thư vú là cái chết báo trước, việc bạn không chăm sóc cơ thể mình mới chính là cái chết được bạn khẳng định đấy.
Tầm soát ung thư da
U sắc tố và các dạng ung thư da không chỉ là mối đe dọa của riêng những người thích nhuộm da hay sưởi nắng mà có thể tấn công bất kỳ ai.
Một số người có nguy cơ cao mắc ung thư da là những người có thân nhân mắc bệnh u sắc tố hoặc người từng bị cháy nắng trước tuổi 18 có nguy cơ bị ung thư cao; những người có nước da trắng có khả năng bị ung thư da cao hơn người có da sẫm. Vì vậy, khi thấy trên cơ thể xuất hiện các nốt ruồi biến dạng, to ra, có gờ không đều đặn hoặc đổi màu thì nên đi khám bác sĩ ngay. Bạn cũng nên đi khám bác sĩ da liễu mỗi năm để kiểm tra toàn bộ cơ thể.
Yhocvn.net
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Một số xét nghiệm chỉ điểm chẩn đoán ung thư sớm(tumor marker)
+ Xét nghiệm kháng thể, kháng nguyên để hiểu hệ miễn dịch của cơ thể
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…
Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…
Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…