Viên sắt sẽ không thể đạt hiệu quả tối đa nếu bạn phạm 1 trong 5 sai lầm dưới đây:
Rau quả với hàm lượng lớn vitamin, chất xơ và chất khoáng rất cần thiết cho cơ thể; có tác dụng phòng chống táo bón, các bệnh nhiễm trùng và ung thư. Nhưng ăn nhiều ra quả khi bạn đang uống viên sắt lại mang lại tác dụng ngược.
Ăn nhiều rau quả, hàm lượng chất xơ đưa vào cơ thể lớn sẽ làm giảm hấp thu sắt trong ruột. Lý do là vì sắt bị chất xơ gắn kết tạo thành một phức hợp phân tử lớn, không tan và không thể hấp thu. Càng nhiều chất xơ càng thì càng làm giảm hấp thu sắt.
Vì vậy, lời khuyên cho những người bệnh thiếu máu đang phải uống sắt là hãy giảm rau trong chế độ ăn, nhất là các loại rau nhiều xơ như rau muống, rau cải, rau bắp cải. Hoặc chọn giải pháp uống viên sắt sau khi ăn 4 tiếng đồng hồ. Khi đó chất xơ đã đi khỏi dạ dày và đoạn ruột non.
Đồ cay nóng sẽ làm tăng tác dụng phụ của viên sắt. Các gia vị cay nóng thường làm tăng hấp thu nước, làm tăng hoạt động của dạ dày, ruột nên chúng ta thường có cảm giác nóng nực và táo bón. Cũng chính vì thế mà bệnh nhân táo bón khi dùng gừng, hạt tiêu sẽ khiến bệnh nặng hơn.
Để hạn chế tình trạng táo bón mà vẫn không làm giảm tác dụng của viên sắt, bạn nên uống nhiều nước, ăn nhiều chuối.
Ngô là loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ, mà như đã nói ở trên, chất xơ làm giảm hấp thụ sắt. Thế nên nếu dùng chung ngô với viên sắt thì có thể làm giảm số lượng sắt được hấp thu sau khi uống.
Mặt khác, ngô có thể làm giảm độ axit trong dạ dày. Mà nồng độ axit trong dạ dày giảm thì khả năng hấp thu viên sắt cũng giảm. Bởi thế trong thời gian đang uống viên sắt, tốt nhất bạn nên kiêng ăn ngô (dù là ngô luộc hay rang).
Tưởng như chẳng liên quan, nhưng thuốc giảm mỡ có thể tương tác với viên sắt bổ sung làm giảm khả năng hấp thu sắt. Hai loại thuốc giảm cholesterol là cholestyramine và colestipol là hai trong số đó. Nếu sử dụng những thuốc này chung với viên sắt thì chúng có thể làm giảm hấp thu sắt từ 10-15%.
Bạn hoàn toàn có thể bị nhiễm độc sắt nếu dùng quá liều. Với các triệu chứng điển hình như đau bụng, buồn nôn và nôn xuất hiện rất nhanh, chỉ sau khoảng 1-2 giờ sau khi uống. Tiếp theo là nhức đầu, nặng đầu, ý thức giảm và có thể co giật dẫn đến hôn mê, thậm chí đã có những trường hợp tử vong do ngộ độc sắt.
Vì thế mà đừng bao giờ uống viên sắt vượt quá liều quy định, khoảng 1-2mg/kg/ngày.
Với liều dùng viên sắt10mg/kg/ngày các triệu chứng nhiễm độc sẽ xuất hiện; với liều cao đến 20mg/kg/ngày, người dùng phải nhập viện điều trị.
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…