Bố mẹ là tấm gương để con soi vào. Do vậy, hãy cẩn thận với những lời nói và hành động của mình.
Có nhiều thói quen xấu trẻ học được từ cha mẹ, một trong số đó có thể ảnh hưởng xấu khi con trưởng thành. Trẻ quan sát cách cư xử của bố mẹ và vô tình theo bước chân của cha mẹ. Đôi khi các bậc cha mẹ không nhận ra mức độ nghiêm trọng của những thói quen xấu ấy dưới đây.
Chửi thề hoặc dùng lời nói thô tục trước mặt con cái. Thói quen này dường như khó phá vỡ, và sẽ gây rắc rối cho con khi bé sử dụng ngôn ngữ này để giao tiếp với mọi người. Trẻ lắng nghe cha mẹ nói chuyện với bạn bè, hàng xóm và sẽ học theo cách nói của cha mẹ. Cha mẹ hãy kiềm chế những lời nói không hay ho trước mặt con.
Ngồi lê đôi mách, nói xấu người khác. Khi một đứa trẻ nghe thấy cha mẹ chúng nói chuyện về người khác một cách tiêu cực, tâm lý chúng cũng sẽ tò mò và nghĩ rằng điều này là bình thường. Chúng có thể lặp lại những gì đã nghe.
Điều này có thể gây tổn thương cho người khác hoặc gây lúng túng cho cha mẹ nếu chẳng may trẻ buột miệng nói điều không hay trước mặt người đó. Hãy giữ những điều giữa người lớn với nhau và để bé được vui vẻ với họ mà không cảm thấy khó xử.
Hứa rồi lại hẹn. Trẻ thực hiện những điều chúng thấy một cách rập khuôn không nghĩ ngợi. Sự hứa mà chẳng giữ lời dễ khiến đứa trẻ mất niềm tin vào cha mẹ và chai lì cảm xúc. Thậm chí những lần cha mẹ phạt hay giáo huấn con, trẻ cũng không còn e sợ vì học cách nhận ra rằng, lời nói của cha mẹ không thực sự có hiệu lực vì họ còn có thể thêm chục lần để làm những gì họ nói.
Uống rượu và hút thuốc. Trẻ em nhìn cha mẹ làm điều này tưởng chừng rất vui, đặc biệt khi cha mẹ bị rượu “làm quá” trước mặt chúng. Chúng không nhận ra được những nguy hiểm trong thói quen xấu này bởi vì cha mẹ đang làm điều đó.
Gian lận, giối trá. Điều này ảnh hưởng đến thói quen của trẻ khi lớn lên. Ví dụ, nhân viên bán hàng trả tiền thừa, mẹ cố giữ lại. Mẹ để xe không đúng nơi quy định, bố vượt đèn đỏ hay làm bài tập về nhà hộ con mình. Vô tình sẽ tạo thói quen xấu cho trẻ khi lớn lên. Vì chúng thấy, cha mẹ làm được thì mình cũng làm.
Luôn chỉ trích con. Bạn luôn nhìn thấy sai lầm của con và muốn con hoàn thiện hơn bằng cách khắc phục những lỗi đó. Bạn bỏ qua những điểm tích cực của con và xem đó là điều đương nhiên. Đấy không phải là cách giúp trẻ ngày càng tự tin và có ý thức phấn đấu hơn, bởi lúc nào trẻ cũng sợ phải nghe phán xét, chỉ trích từ bạn.
Đến một lúc nào đó, trẻ sẽ mất kiên nhẫn và không còn hứng thú phấn đấu nữa, vì theo trẻ có thế nào bố mẹ cũng sẽ không vừa lòng. Ai mà không thích khen ngợi? Trước khi phê bình con, bạn nên động viên bé với những ưu điểm trước, sau đó nhẹ nhàng giải thích cho bé hiểu những khiếm khuyết bé vẫn mắc phải. Có như vậy, trẻ mới học cách phấn đấu toàn diện hơn.
Chưa có bình luận.