Tiêu hóa

Những tác nhân gây bất lợi cho hệ vi sinh đường ruột

Hệ vi sinh đường ruột, hay còn gọi là microbiota đường ruột là một tập hợp phức tạp của hàng nghìn tỷ vi sinh vật sống trong hệ tiêu hóa của con người. Hệ vi sinh đường ruột đảm nhiệm vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe tổng thể bao gồm tiêu hóa, hệ miễn dịch và sản xuất các chất có lợi như vitamin… Tuy nhiên, có nhiều tác nhân có thể gây ra những bất lợi cho microbiotah dẫn đến mất cân bằng (dysbiosis) và các vấn đề sức khỏe.

Chế độ ăn uống thiếu khoa học

Chế độ ăn nhiều đường và chất béo bão hòa có thể thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có hại và giảm số lượng vi khuẩn có lợi. Tương tự chế độ ăn thiếu chất xơ có thể dẫn đến giảm số lượng và sự đa dạng của các vi khuẩn có lợi.

Ngoài ra việc lạm dụng thực phẩm chế biến sẵn như thực phẩm đóng hộp, thực phẩm đông lạnh, thực phẩm ăn nhanh…chứa nhiều phụ gia, chất bảo quản, và ít dinh dưỡng cũng gây ảnh hưởng xấu đến microbiota.

Lạm dụng thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm

Các loại thuốc kháng sinh, chống viêm như Penicillins, Cephalosporins, Macrolides, Macrolides… không chỉ tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh mà còn tiêu diệt cả các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, gây mất cân bằng hệ vi sinh. Điều này lý giải vì sao trên bao bì của thuốc đều có khuyến cáo “Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ”.

Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) có thể gây viêm và tổn thương niêm mạc ruột, ảnh hưởng đến hệ vi sinh. Thuốc ức chế bơm proton (PPIs) dùng để điều trị trào ngược axit có thể làm thay đổi môi trường pH trong dạ dày và ruột gây ảnh hưởng đến sự phát triển của vi khuẩn có lợi.

Căng thẳng, lo lắng kéo dài

Căng thẳng và lo lắng kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến trục não-ruột (gut-brain axis), làm thay đổi sự cân bằng của vi khuẩn đường ruột. Tương tự việc mất ngủ, ngủ không đủ hoặc không chất lượng cũng có thể gây rối loạn hệ vi sinh đường ruột.

Nhiễm trùng, nhiễm khuẩn đường ruột

Nhiễm khuẩn đường ruột do vi khuẩn, virus, hoặc ký sinh trùng có thể làm thay đổi cấu trúc và chức năng của microbiota. Nhiễm trùng xảy ra ở các bộ phận khác của cơ thể cũng có thể gây ảnh hưởng gián tiếp đến hệ vi sinh qua hệ thống miễn dịch.

Lối sống thiếu khoa học & yếu tố môi trường

Thói quen vận động thể chất hàng ngày không chỉ giúp cơ thể khoẻ mạnh, sảng khoái, tăng cường năng lượng mà còn giúp duy trì sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột. Ngược lại, thiếu vận động có thể dẫn đến giảm sự đa dạng của các vi khuẩn có lợi.

Hút thuốc lá không chỉ gây hại cho phổi mà còn có thể thay đổi thành phần vi khuẩn đường ruột, làm tăng vi khuẩn có hại và giảm vi khuẩn có lợi. Tương tự việc uống rượu bia có thể gây tổn thương niêm mạc ruột và làm thay đổi hệ vi sinh.

Ngoài những nguyên nhân do chủ thể, các tác nhân từ môi trường như tiếp xúc với các chất ô nhiễm trong không khí, nước, thực phẩm…đồ dùng hàng ngày cũng có thể gây hại cho vi khuẩn có lợi trong ruột.

Yếu tố di truyền và bệnh lý

Một số người có yếu tố di truyền khiến họ dễ bị mất cân bằng hệ vi sinh hơn những người bình thường khác. Ngoài ra những bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường, béo phì, bệnh celiac, bệnh viêm ruột (IBD)… có thể gây ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột.

Để bảo vệ hệ vi sinh đường ruột khoẻ mạnh các chuyên gia khuyến cáo người dân cần đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều chất xơ có trong các loại rau xanh như bông cải xanh, rau bina, cải xoăn. Các loại trái cây như táo, chuối, bưởi…Các loại ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, quinoa, gạo lứt…bổ sung thực phẩm lên men như sữa chua không đường chứa probiotics, uống các loại sữa lên men chứa nhiều probiotics…Những thực phẩm chứa prebiotics tốt cho sức khoẻ có trong tỏi, hành, chuối, atisô, măng tây… Đây là thức ăn có lợi cho vi khuẩn trong đường ruột, giúp chúng phát triển và hoạt động tốt hơn. Ngược lại cần hạn chế thực phẩm chế biến sẵn và đường, tránh thức ăn nhanh như Pizza, khoai tây chiên, bánh mì kẹp thịt. Giảm đồ uống có đường như nước ngọt, nước trái cây đóng hộp, bánh kẹo, bánh quy…Ngoài ra cần duy trì lối sống lành mạnh, luyện tập các môn thể thao hàng ngày như đi bộ, đạp xe, yoga, bơi lội…giúp tăng cường tuần hoàn máu và cải thiện chức năng tiêu hóa, góp phần vào sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Hệ vi sinh đường ruột và bệnh viêm ruột (IBD)

Duy trì sức khỏe đường ruột khi ăn chế độ ăn thuần chay

Chế độ ăn Địa Trung Hải mang lại lợi ích gì cho hệ vi sinh đường ruột

10 thực phẩm tốt cho hệ vi khuẩn đường ruột bạn nên bổ sung ngay

Khám phá hệ vi sinh vật đường ruột của con người và các chức năng

Yhocvn.net

bien tap

Recent Posts

Loại đồ uống lên men tốt cho hệ vi sinh đường ruột

Những loại đồ uống được tạo nên bằng phương pháp lên men có tác dụng…

5 hours ago

Gelsectan, Viên uống đường tiêu hóa chữa hội chứng ruột kích thích

Viên uống Gelsectan hộp 30 viên, giúp giảm và phòng ngừa triệu chứng hội chứng…

2 days ago

Lợi ích của bánh mỳ chua đối với hệ vi sinh đường ruột

Bánh mỳ chua hay còn gọi là bánh mì lên men dễ tiêu hóa mang…

2 days ago

Nhóm thực phẩm lên men tốt cho hệ vi sinh đường ruột

Thực phẩm lên men chứa nhiều sinh vật có lợi được tạo ra thông qua…

5 days ago

Ô nhiễm kim loại nặng trong nước gây ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột

Ô nhiễm kim loại nặng trong nước là vấn đề đáng báo động hiện nay…

5 days ago

Hội chứng kém hấp thụ: Nguyên nhân, cách nhận biết bệnh

Hội chứng kém hấp thụ đề cập đến một số rối loạn mà ruột non…

5 days ago