Tai Mũi Họng

Những sai lầm mắc phải khi hóc xương cá, cách phòng tránh

Dùng mẹo dân gian

Nhiều người thường tìm các mẹo dân gian để chữa hóc xương cá khi gặp tình trạng này. Bởi theo họ, các mẹo dân gian thường áp dụng được luôn, lại tiện vì có thế sử dụng các nguyên liệu có thể dễ dàng kiếm ngay tại nhà. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng cảnh báo: việc dùng mẹo chữa hóc là một trong số những nguyên nhân chính khiến tình trạng hóc trở nên nghiêm trọng hơn.

Với nhiều người bị hóc, do sử dụng mẹo dân gian mà bác sĩ không thể gắp xương cá theo cách thông thường. Nhiều người chữa hóc bằng cách đặt tỏi vào mũi, vô tình hình thành dị vật trong mũi và gây kích ứng mũi nặng nề. Việc sử dụng các mẹo khác cũng tương tự, có thể gây các hiện tượng khó khăn hơn cho việc chữa hóc.

Cố nuốt xương cá khi bị hóc

Với một số trường hợp hóc xương cá, người bị hóc nuốt xương và sau đó các triệu chứng hóc giảm và biến mất. Tuy nhiên, việc may mắn này không phải dễ dàng gặp được. Việc cố nuốt xương cá có thể làm xương cá gây ảnh hưởng đến đường thở, thậm chí là tắc nghẽn đường thở.

Nhiều người vì cố nuốt vỏ bưởi, rau hay các miếng thức ăn lớn, khiến bên cạnh việc hóc xương cá lại bị thêm nghẹn do thức ăn. Tình trạng khối xơ gây tắc ruột là một trong những hệ lụy nhiều người thường mắc phải khi thực hiện việc cố ăn để nuốt xương cá này. Xương cá rơi xuống các cơ quan tiêu hóa cũng có thể đâm thủng ruột ở nhiều vị trí, nguy cơ viêm phúc mạc nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, việc cố nuốt xương là một trong những vấn đề các bác sĩ tai mũi họng luôn nhắc nhở hàng đầu để tránh các vấn đề nguy kịch cho người hóc xương cá.

Móc họng

Thay vì việc cố nuốt xương thì gắp xương cá là cách làm được các bác sĩ tai mũi họng thường sử dụng trong khi điều trị vấn đề này. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là việc móc họng lấy xương cá là điều được khuyến khích. Trái lại, cách làm này còn có nguy cơ làm tổn thương hầu họng, thực quản cao. Đồng thời, do không xác định đúng vị trí xương cá, việc móc họng có thể vô tình đẩy xương cá đến các vị trí khó lấy hoặc không gắp được.

Vuốt xuôi lưng/ngực

Thói quen của nhiều người, nhất là các cha mẹ khi thấy con bị hóc, đó là vuốt ngực, vuốt lưng cho con nhằm để xương cá được xuôi xuống. Tuy nhiên, như đã nói trên đây, xương cá có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bị hóc khi trở thành dị vật đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, việc vuốt ngực vuốt lưng chưa chắc khiến xương cá trôi xuống hệ tiêu hóa của chúng ta.

Tạm hoãn việc chữa hóc

Do sợ hãi nhiều người cố trì hoãn điều trị việc đến cơ sở y tế và hi vọng xương sẽ tự tiêu dẫn tới những hệ lụy nghiêm trọng. Thông thường, sau khoảng 24h, xương cá đâm vào thành hầu họng có thể gây viêm nhiễm, hoại tử mô. Càng kéo dài, xương cá gây hóc càng có thể gây những biến chứng không ngờ cho người bệnh.

Hầu hết các trường hợp hóc xương cá biến chứng nặng đến gặp bác sĩ là khi người bệnh có tình trạng hóc đã nhiều ngày tháng. Có những người bị xương đâm ngang cổ, hình thành ổ viêm hoại tử trong thực quản, ảnh hưởng đến ăn uống và hô hấp, có những người bị xương cá gây đau bụng dữ dội vì các ổ viêm trong ruột, nhiều người nguy cơ tắc thở do xương cá trở thành dị vật đường thở, gây viêm nhiễm, áp xe các bộ phận này,… Việc để xương cá hóc lâu không điều trị ngay còn nhiều biến chứng khác mà chúng ta cần đề phòng. Nhiều khi, xương cá lâu ngày đã bị gãy, khó lấy ra, đồng thời, để lại nguy hiểm bởi tình trạng viêm nhiễm quá nặng.

Cách xử trí khi hóc xương đúng cách

Nhổ thức ăn còn trong miệng ra, không nuốt thêm thứ gì khác.

Ngừng ăn uống ngay khi phát hiện bị hóc xương cá gây đau nhức, khó chịu.

Không tự ý thực hiện các phương pháp truyền miệng khi chưa xác định được tình hình cụ thể.

Súc miệng thật sạch bằng nước lọc, ngậm nước trong miệng rồi ngửa đầu lên, đưa lưỡi ra và nói “a” một lúc lâu. Điều này sẽ tạo ra lực giúp đẩy xương ra ngoài.

Ngoài ra, nếu người bệnh nhận thấy xương cá không thể xử lý tại nhà thì nên đến ngay bệnh viện để được hỗ trợ điều trị bằng dụng cụ chuyên dụng.

Nếu thường xuyên ăn cá sẽ luôn có nguy cơ bị hóc xương. Nếu có những triệu chứng nghiêm trọng, bạn nên đến cơ sở y tế để kiểm tra. Đừng chủ quan vì có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho tính mạng.

Phòng tránh hóc xương cá

Phòng tránh hóc xương mới là giải pháp thông minh cho mọi người.

Hạn chế vừa cười, vừa nói mỗi lúc đang ăn cá.

Gỡ bỏ xương cá ngay trong đĩa (bát), không buộc phải cho cả miếng cá vào miệng, rồi dùng lưỡi cũng như răng để gỡ xương ra.

Một số người đeo răng giả càng cần cẩn thận hơn mỗi lúc ăn cá. Hãy nhai cẩn thận, phải ăn cá phi-lê vì hầu hết xương đã được gỡ bỏ trong rất trình chế biến.

Không bắt buộc ăn cá cùng với cơm hoặc bún (mỳ). Hãy ăn riêng cá.

Xé cá thành những miếng nhỏ để có thể cảm nhận hay thấy được một số mẩu xương nhỏ li ti.

Đừng nhai dối cũng như nuốt vội mỗi lúc ăn cá.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Xương cá có tự tiêu theo thời gian không? Xử lý hóc xương như thế nào đúng

Gắp xương bằng phương pháp nội soi

Nguy hiểm, biến chứng khôn lường khi hóc xương cá

Tối kỵ tự lấy xương gà khi bị hóc để tránh những biến chứng nguy hiểm

Kỹ năng sơ cứu trẻ bị hóc hạt nhãn,chôm chôm mà cha mẹ nào cũng cần biết

Yhocvn.net

bien tap

Recent Posts

Vì sao nước chanh lên men lại tốt cho hệ vi sinh đường ruột

Nước chanh lên men là đồ uống dân giã ai cũng có thể tự pha…

11 hours ago

Lợi ích của dưa bắp cải và những lưu ý khi ăn

Dưa bắp cải thái nhỏ, bảo quản với muối/giấm là món ăn yêu thích của…

2 days ago

Tổng quan về bệnh viêm ruột chúng ta cần lưu ý

Bệnh viêm ruột (IBD) đề cập đến các bệnh gây viêm mạn tính ở đường…

2 days ago

Bệnh viêm ruột những điều cần phải biết

Bệnh viêm ruột (IBD) là thuật ngữ mô tả các rối loạn liên quan đến…

2 days ago

Xương cá có tự tiêu theo thời gian không? Xử lý hóc xương như thế nào đúng

Hóc xương thường xuyên xảy ra nhất là hóc xương cá. Trong một số trường…

3 days ago

Gắp xương bằng phương pháp nội soi

Bệnh nhân có thể mắc nhiều loại xương từ loại nhỏ đến loại to, tuy…

3 days ago