Tiêu hóa

Những phương pháp phòng bệnh hội chứng ruột kích thích hữu hiệu

Theo thống kê từ WHO, hội chứng ruột kích thích là bệnh lý tiêu hóa phổ biến chiếm tỷ lệ từ 5 đến 20% dân số trên toàn thế giới. Bệnh gây đau thắt tại vùng bụng, tái đi tái lại nhiều lần kèm theo cảm giác khó chịu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống.

Độ tuổi mắc bệnh, tỷ lệ mắc bệnh ở nữ nhiều hơn nam

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là căn bệnh đường ruột phổ biến ở Việt Nam & trên toàn thế giới. Theo WHO, bệnh tuy lành tính, không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Bệnh được chẩn đoán phổ biến ở nữ, tỷ lệ chẩn đoán nữ/nam giao động từ khoảng 1,25-2/1, độ tuổi thường gặp từ 20 – 50 tuổi.

Hội chứng ruột kích thích được chia thành 4 loại bao gồm

+ Hội chứng ruột kích thích thể táo bón

+ Hội chứng ruột kích thích thể tiêu chảy

+ Hội chứng ruột kích thích thể hỗn hợp (có cả tiêu chảy và táo bón)

+ Hội chứng ruột kích thích không xác định

Các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích

Triệu chứng đặc trưng là các cơn đau bụng tái phát liên quan mật thiết đến việc đi đại tiện, thay đổi thói quen đại tiện và tính chất phân. Đặc biệt, khi người bệnh stress, lo lắng thường xuyên hoặc tiêu thụ những thực phẩm không đảm bảo chất lượng, gây dị ứng các triệu chứng sẽ bị kích thích nặng hơn.

Đau bụng

Đau bụng không có đặc điểm cụ thể, không có vị trí nhất định: đau dọc khung đại tràng, cơn đau gia tăng sau khi ăn hoặc chưa ăn xong đã có cảm giác đau, đau khi ăn thức ăn lạ, thức ăn để lâu…

Các cơn đau xuất hiện vào buổi sáng, giảm đau sau đi tiêu, có thể đau mơ hồ, không thường xuyên, thậm chí xuất hiện những cơn đau quặn, đau từng cơn hoặc âm ỉ do sự rối loạn ruột và tăng nhu động ruột gây ra. Cơn đau tái phát với tần suất phải ít nhất 1 lần trong tuần và kéo dài trong 3 tháng gần nhất.

Táo bón hoặc tiêu chảy

Dựa vào tính chất phân các bác sĩ sẽ phân loại hội chứng ruột kích thích thể táo bón hay tiêu chảy. Táo bón khi đi tiêu < 3 lần/ tuần, tiêu chảy là đi tiêu >= 3 lần/ ngày, kèm theo các biểu hiện, hình dạng phân thay đổi từ cứng, đặc đến nhầy mềm, lỏng hoặc nước. Khi phân có máu sẽ liên quan đến những bệnh lý thực thể tại đường ruột.

Ngoài những biểu hiện đặc trưng trên là các dấu hiệu khác như: Chướng bụng, đầy hơi, chuột rút, mệt mỏi, cảm giác đi tiêu không hết phân, trung tiện nhiều…

Phương pháp điều trị

Để điều trị các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị thuốc kết hợp chế độ ăn dinh dưỡng khoa học, thay đổi lối sống để phục hồi và cải thiện chức năng ở cơ quan tiêu hoá dựa theo triệu chứng bệnh.

Những loại thuốc thường được sử dụng trong quá trình điều trị bệnh gồm:Thuốc chống co thắt, thuốc điều trị tiêu chảy, táo bón, thuốc an thần, giảm lo âu, các thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ…

Khuyến cáo: Người bệnh kiêng ăn các loại thực phẩm là carbohydrate chuỗi ngắn như: táo, dưa hấu, hoa quả đóng hộp, sữa tươi có lactose, phô mai, sữa chua, fructose, các loại trái cây có lượng fructose cao, mật ong, các loại cây họ đậu, củ dền, bông cải xanh, lúa mì, các loại đồ uống có cồn…

Phương pháp phòng bệnh

Theo các chuyên gia, phương pháp phòng tránh bệnh hữu hiệu nhất là bảo vệ sức khỏe, nói không với tất cả các bệnh liên quan đến tiêu hóa. Luôn giữ hệ tiêu hóa ở tình trạng ổn định, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh liên quan bao gồm hội chứng ruột kích thích.

Để bảo vệ cơ quan tiêu hoá, người dân cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa hoc: Ăn đủ 3 bữa, hạn chế tối đa bỏ bữa ăn, ăn chậm, nhai kỹ, hạn chế ăn các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, các thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn, hạn chế bia rượu, đồ uống có ga…

Lời kết

Đây là căn bệnh đặc trưng của đường tiêu hoá. Bệnh thường gặp ở nhóm người từ 20 – 50 tuổi. Phụ nữ dễ bị hội chứng ruột kích gấp đôi nam giới.

Nguyên nhân gây bệnh chưa được xác định rõ ràng, tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo người dân cần đảm chế độ ăn khoa học và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc điều trị…Đặc biệt khi đến tuổi trung niên (từ 40 trở lên) khi thấy xuất hiện một trong các triệu chứng như: có máu trong phân, sút cân ngoài ý muốn, tiền sử gia đình có người bị ung thư đại tràng…cần tầm soát những bệnh lý thực thể tại đường tiêu hóa bằng phương pháp nội soi tiêu hoá, xét nghiệm ..để kịp thời phát hiện bệnh trong giai đoạn sớm.

Bài cùng chủ đề:

Những thực phẩm dễ gây tắc ruột, cách phòng ngừa chuẩn

Nghiên cứu mới về điều trị hội chứng ruột kích thích với chế độ ăn kiêng FODMAP thấp

Táo bón, tiêu chảy và bệnh xen kẽ táo bón tiêu chảy

Các bệnh mạn tính đường tiêu hóa gây ra chứng khó tiêu

Yhocvn.net

bien tap

Recent Posts

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

3 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

1 week ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

1 week ago