Hút thuốc, đặc biệt là thuốc lá điếu, cho đến nay là tác nhân chính gây ra ung thư phổi nặng nhất. Trong khói thuốc lá có chứa ít nhất 73 chất gây ung thư và một đồng vị phóng xạ của Poloni đó là Poloni-210. Tại các nước phát triển, 90% số ca tử vong do ung thư phổi ở nam giới trong năm 2000 được cho là do hút thuốc, tỉ lệ này đối với phụ nữ là 70%.
Nếu ngừng hút thuốc lá có thể làm giảm nguy cơ ung thư phổi một cách đáng kể.
Việc hít phải khói thuốc từ một người khác đang hút thuốc, hay thường được gọi là hút thuốc thụ động, là một trong những nguyên nhân gây ra ung thư phổi ở những người không hút thuốc.
Nguy cơ mắc bệnh đối với những người hút thuốc lá thụ động tăng lên từ 20 – 30% trong khi đối với những người làm việc trong môi trường có khói thuốc là 16 – 19%. Các nghiên cứu chỉ ra khói thuốc bay ra ngoài không khí từ điếu thuốc cháy (Sidestream smoke) nguy hiểm hơn nhiều so với loại khói mà người hút thuốc trực tiếp hít vào (Mainstream smoke).
Khí Radon
Radon là một loại khí không màu, không mùi được tạo ra từ hoạt động phân rã chất phóng xạ Radi là sản phẩm phân rã của Urani và được tìm thấy trong lớp vỏ trái đất. Các sản phẩm phân rã của quá trình phóng xạ ion hóa vật chất di truyền, gây ra những sự đột biến mà đôi khi chuyển đổi thành ung thư.
Tại Mỹ, Radon là nguyên nhân gây ra ung thư phổi phổ biến thứ hai khiến khoảng 21.000 người tử vong mỗi năm. Mức độ tập trung khí Radon tăng lên mỗi 100 Bq/m3 thì nguy cơ mắc bệnh tăng lên từ 8 – 16%. Hàm lượng khí Radon có sự khác biệt tùy vào khu vực và thành phần đất đá ở dưới mặt đất.
Amiăng
Amiăng là loại chất có thể gây ra nhiều loại bệnh ở phổi khác nhau, trong đó có ung thư phổi. Hút thuốc lá và Amiăng có ảnh hưởng kết hợp trong việc dẫn tới sự hình thành ung thư phổi. Đối với những người hút thuốc có tiếp xúc với Amiăng, nguy cơ mắc bệnh tăng tới 45 lần. Ngoài ra Amiăng còn có thể gây ra ung thư màng phổi, được gọi là u trung biểu mô màng phổi (khác với ung thư phổi).
Ô nhiễm không khí
Theo ước tính, ô nhiễm không khí ngoài trời là nguyên nhân của 1 – 2% số trường hợp mắc ung thư phổi.
Không khí nơi sống hoặc làm việc bị ô nhiễm sẽ khiến chúng ta dễ mắc các bệnh về phổi trong đó có ung thư phổi. Công nhân làm việc có tiếp xúc amiăng, công nghiệp hóa dầu, công nghiệp nhựa, khí đốt hoặc những công việc tiếp xúc với quá trình luyện thép, ni-ken, crôm và khí than… cũng có nhiều nguy cơ bị ung thư phổi.
Các yếu tố vốn có của cơ thể (cơ địa)
Những người có tiền sử gia đình có bệnh ung thư phổi di truyền, chức năng miễn dịch kém cũng làm giảm hoạt động trao đổi chất, gây rối loạn nội tiết, dẫn đến các bệnh về phổi.
Bệnh nghề nghiệp
Những người có công việc phải tiếp xúc lâu dài trong môi trường có các chất như uranium, radium và các chất phóng xạ khác.
Những môi trường sản xuất và chế biến liên quan đến các chất như asen, crôm, niken, đồng, thiếc, sắt, nhựa, than đá, nhựa đường, dầu, amiăng và các chất khác có thể gây ra ung thư phổi.
Nguồn: Phunutoday
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…
Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…
Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…