Dừa không đơn thuần chỉ là nước giải khát cho con người, mà chúng còn được giới chuyên môn đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng.
Trong nước dừa chứa nhiều sinh khoáng tố, kali, magie giúp giải khát, cung cấp năng lượng. Nước dừa cũng là một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên, giúp ngăn ngừa tình trạng viêm đường tiết niệu cũng như giảm nguy cơ sỏi thận, tăng hệ miễn dịch.
achelswellness
Nước dừa cũng giúp giảm tình trạng táo bón, cải thiện chức năng đường ruột và các vấn đề về tiêu hoá như tăng tiết axit dạ dày, viêm loét dạ dày.
Loại nước này cũng rất giàu axit lauric, khi vào cơ thể sẽ chuyển hoá thành monolaurin, có tác dụng chống lại các virus, vi khuẩn có lớp vỏ lipit; kháng nấm giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh viêm nhiễm và tăng cường hệ miễn dịch.
Tuy nhiên, ít người biết rằng lạm dụng nước dừa cũng có thể gây nguy hại. Trong chương trình Ngon và lành (VTC14), bác sĩ Nguyễn Thị Bay, Đại học Y dược TP HCM, cho biết: “Dừa chứa nhiều kali và kiềm, tính axit mạnh hơn tính kiềm, nhưng cơ thể chúng ta cần tính kiềm để giúp cân bằng, làm mạnh cơ lực”.
Vì vậy, người đang chơi thể thao, người tạng hàn, tiểu đường và phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên uống nước dừa. Các chuyên gia cũng khuyên không nên uống quá 2-3 trái dừa mỗi ngày và không sử dụng thay nước lọc.
Ngoài ra, dừa nên uống ngay sau khi bổ. Loại quả này có nhiều kali nhưng ít natri, vì vậy khi uống bạn nên thêm một chút muối để cân bằng dinh dưỡng. Người già, trẻ em vừa ở ngoài trời nóng cũng không nên uống nước dừa ngay, thay vào đó, sử dụng một ly nước ấm sẽ có lợi cho cơ thể nhiều hơn.
Phạm Anh (Theo VTC)
Nguồn: Zing
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…