Categories: Vợ chồng

Những lỗi nấu ăn hầu như ai cũng mắc

Xào rau hay nấm khi chưa ráo nước, cho thịt còn lạnh vào chảo nóng… là các lỗi nhỏ có thể làm hỏng cả món ăn.

Dưới đây là những sai lầm hay gặp trong nhà bếp, theo Buzzfeed:

Cho quá nhiều đồ vào chảo

Nguyên tắc cơ bản là phải có chỗ trống để đồ ăn không chạm vào nhau. Với những thứ như đùi gà thì còn cần nhiều không gian hơn để đảm bảo nhiệt từ chảo được phân tán đều, giúp các mặt chín và vàng đều.

Không cho muối vào nước luộc 

Nếu không cho muối vào nước khi luộc mì, nui, bạn sẽ có món ăn nhạt nhẽo, dù đã đổ nước sốt lên sau đó. 

Sử dụng một loại dầu olive để nấu mọi thứ

So sánh với một số loại dầu ăn, dầu olive dù có lợi cho sức khỏe nhưng có điểm sôi thấp nên không nên dùng chế biến một số món xào, rán ở nhiệt độ cao.

Đong đồ khô bằng dụng cụ đong chất lỏng

Khi làm bánh, đong nguyên liệu chính xác là khâu quan trọng nhất. Với đồ khô, nếu dùng thìa hay bát, bạn dễ quá tay khi vun có ngọn.

Cho thịt lạnh vào chảo nóng

Để rán hay nướng, cần để thịt lạnh trở lại nhiệt độ bình thường trước khi cho vào chảo để tránh bên ngoài đã chín mà trong vẫn sống.

Cho thức ăn nóng vào tủ lạnh

Dù là thịt bò nướng, canh hay nước sốt, hãy để đồ ăn nguội bớt trước khi cho vào ngăn mát hay ngăn đá. 

Không để ý tới thứ tự cho nguyên liệu khi sử dụng nồi hầm

Nồi hầm rất hữu ích trong việc nấu nướng nhưng nhiều người có thói quen cho tất cả các nguyên liệu vào cùng lúc, làm món ăn đôi khi mất ngon. Ví dụ, nếu món ăn cần thêm sữa hay bơ hoặc rau thơm nên nấu chín rồi cho vào lúc sắp bắc ra.

Sử dụng chảo chống dính mọi lúc

Chảo chống dính rất tốt để rán trứng, cá, bánh hay khoai tây, còn các món khác bạn có thể sử dụng chảo thường. Để rán không dính chảo mà không cần chảo chống dính, bạn có thể tham khảo cách này.

Cho tỏi vào quá sớm

Tỏi rất dễ cháy trong khi nhiều món bạn cần nấu hay xào lâu. Vì thế, với một số món, nên cho tỏi ở khâu cuối trong quá trình nấu chứ không phải ngay từ đầu. 

Cho rau hay nấm vào xào khi còn sũng nước

Sau khi rửa rau có lá và nấm, cần để chúng ráo nước trước khi cho vào chảo nấu. Nếu không, bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn để xào, rau ra nhiều nước và mất độ giòn. 

Không để thịt “nghỉ” sau khi nấu

Sau khi nấu xong, dù rán hay luộc, cần đợi thịt nguội bớt mới nên thái. Việc này giúp thịt không bị nát (nếu luộc) hay vỡ vụn (nếu rán).

Trữ tất cả thực phẩm trong tủ lạnh để giữ được lâu hơn

Đừng trữ cà chua trong tủ lạnh. Bánh mì cũng vậy. Bạn có thể tham khảo những đồ không cần trữ trong tủ lạnh ở đây.

Vương Linh

Nguồn: VnExpress

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

15 hours ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

15 hours ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago