Khoai tây
Bảo quản khoai tây ở nhiệt độ 7 độ C trở xuống khiến tinh bột trong khoai chuyển thành đường, hương vị của nó cũng thay đổi theo chiều hướng xấu, ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.
Hành tây
Nên bảo quản hành tây ở những nơi khô ráo, thoáng mát. Môi trường bên trong tủ lạnh sẽ khiến hành tây nhanh bị thối nhũn vì sự ẩm ướt và thiếu lưu thông không khí.
Dưa hấu
Đây là loại hoa quả rất được ưa chuộng vào dịp hè, thường được các bà nội trợ giữ trong tủ lạnh để làm mát. Tuy nhiên, bạn cần biết cách bảo quản dưa hấu đúng cách. Chỉ nên để trong tủ lạnh khi dưa còn nguyên quả. Nếu dưa đã bị cắt ra, tốt nhất bạn nên để ở ngoài, tránh trường hợp làm giảm chất oxy hóa trong loại quả này.
Thức ăn còn nóng
Trước khi cất giữ các món thức ăn thừa, bạn cần để chúng ở nhiệt độ mát rồi mới cho vào tủ lạnh. Sự chênh lệch giữa thức ăn nóng và nhiệt độ trong tủ dẫn tới vi khuẩn phát triển.
Các thực phẩm đã từng đông lạnh
Nếu tái đông thực phẩm, bạn vô tình làm tăng hàm lượng vi khuẩn. Bởi vậy, với những món thực phẩm từng rã đông, không nên tiếp tục cho vào tủ lạnh nữa.
Cà chua
Mật ong
Chỉ nên bảo quản mật ong ở môi trường tự nhiên. Như vậy, mật ong vẫn giữ được hương vị ban đầu. Khi bảo quản trong tủ lạnh, bạn sẽ làm tăng độ kết dính của đường, biến mật ong thành dạng giống như bột, khó sử dụng.
Bánh mỳ
Khi bảo quản trong tủ lạnh, bánh mỳ sẽ bị khô và cứng. Thậm chí, chúng nhanh chóng dính nấm mốc nếu môi trường tủ lạnh không được lau dọn thường xuyên. Bạn chỉ nên bảo quản bánh mỳ ở nhiệt độ phòng bình thường, dùng tối đa trong vòng 4 ngày.
Theo Huy Hoàng (Dân Trí)
Nguồn: Health+
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…