Đông y

Những loại lá thường dùng để tắm cho trẻ khi bị thủy đậu

Hàng năm cứ mỗi độ xuân về là bệnh thủy đậu lại phát triển mạnh. Do bệnh lây qua đường hô hấp nên người bệnh cần kiêng cữ để tránh lây lan trong cộng đồng. Song hành với việc sử dụng thuốc theo đơn điều trị của bác sĩ, người dân còn dùng một số loại lá để tắm cho con trẻ.

Y học cổ truyền ví thủy đậu là một căn bệnh ôn dịch. Bệnh thường phát triển và trở thành dịch vào thời điểm mùa xuân nên được gọi là phong ôn hoặc xuân ôn. Nguy cơ lan rộng nhanh nếu không có phương án điều trị kịp thời.

Các triệu chứng của bệnh thủy đậu

Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra. Virus gây bệnh thủy đậu lây chủ yếu qua đường hô hấp (hoặc không khí), người lành dễ bị nhiễm bệnh nếu hít phải những giọt nước bọt bắn ra khi bệnh nhân thủy đậu ho, hắt hơi hoặc nhảy mũi.

Ngoài ra, khi tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu, bệnh có thể lây từ bóng nước khi bị vỡ ra, lây từ vùng da bị tổn thương hoặc lở loét từ người mắc bệnh. Đặc biệt, phụ nữ mang thai không may bị nhiễm bệnh sẽ rất dễ lây cho thai nhi thông qua nhau thai.

Triệu chứng bệnh thủy đậu khi khởi phát là sốt, đau đầu, đau cơ, một số trường hợp nhất là trẻ em có thể không có triệu chứng báo trước.

Tiếp theo cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những “nốt rạ”. Đây là những nốt tròn nhỏ xuất hiện nhanh trong vòng 12 – 24 giờ, các nốt này sẽ tiến triển thành những mụn nước, bóng nước.

Nốt rạ có thể mọc khắp toàn thân hay mọc rải rác trên cơ thể, số lượng trung bình khoảng 100 – 500 nốt. Trong trường hợp bình thường những mụn nước này khô đi, trở thành vảy và tự khỏi hoàn toàn trong 4 – 5 ngày. Ở trẻ em, thủy đậu thường kéo dài khoảng 5 – 10 ngày.

Những loại lá dùng để tắm khi bị thủy đậu

Lá kinh giới

Trong y khoa lá kinh giới được biết tới là một trong những thảo dược từ tự nhiên có tác dụng trong việc kháng viêm, chống khuẩn, làm khô những vết mụn nhanh chóng.

Phương pháp: Sử dụng khoảng 100g kinh giới đem rửa thật sạch, sau đó đun cùng với ba lít nước trong thời gian 30 phút, tiếp đến pha thêm với nước sạch để cho nước ấm. Sau đó sử dụng khăn mềm lau người hoặc tắm nếu như thủy đậu đã bay hết.

Lá tre

Lá tre có tác dụng giúp giảm bớt tình trạng ngứa ngáy, khó chịu khi bị bệnh thủy đậu.

Phương pháp: Lấy một nắm lá tre (lựa chọn loại lá sạch, đảm bảo an toàn) sau đó đem rửa thật sạch sẽ. Tiếp tục cho lá tre đã rửa sạch vào nồi đun với khoảng 3 lít nước cho tới khi sôi. Cuối cùng pha nước này cùng với nước sạch để tắm và lau người. Sau 3 ngày triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm nhanh chóng.

Lá sầu đâu

Trong dân gian, lá sầu đâu là loại lá tắm có tác dụng hiệu quả trong việc giảm ngứa, đồng thời giúp những tổn thương ở da được hồi phục nhanh chóng hơn.

Phương pháp: Sử dụng lá sầu đâu khoảng 300g. Sau khi rửa sạch mang đun với nước trong vòng 30 phút. Tiếp theo pha nước này với nước lạnh để cho ấm rồi tắm cho đến khi khỏi bệnh thì thôi.

Theo Vietnamnet.vn

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

3 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

3 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

5 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

6 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

1 week ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

2 weeks ago