Categories: Tin tức

Những kết quả đáng ghi nhận của Chương trình Chống lao quốc gia năm 2015

Năm 2015, cả nước đã phát hiện và điều trị cho tổng số 102.655 bệnh nhân lao, tỷ lệ điều trị khỏi trên 90%. Hiệu quả của Chương trình chống lao quốc gia năm 2015 được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá tốt, tốc độ giảm hằng năm 4,6%, số hiện mắc và giảm 4,4%. Tuy nhiên, theo đánh giá WHO, Việt Nam vẫn đứng thứ 14 trong 20 nước có tình hình dịch tễ lao cao nhất trên toàn cầu, thứ 11 trong số 20 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới vì vậy công tác phòng, chống lao và phát hiện lao rất cần sự chung tay của các cấp, các ngành và của cả cộng đồng.

Bệnh nhân được lấy máu xét nghiệm tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Phổi Trung ương

PGS.TS. Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết, trong những năm qua, công tác phòng, chống lao tại Việt Nam đã đạt được một số thành tựu đáng kể. Với hơn 19 nghìn cán bộ trực tiếp làm công tác chống lao trên cả nước, mỗi năm, ngành Lao đã phát hiện và điều trị cho hơn 10 nghìn người dân mắc bệnh lao với tỷ lệ khỏi cao trên 90%; trong đó có đến 70% người nghèo và trong độ tuổi lao động. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Chương trình chống lao Quốc gia đã cứu được 32 nghìn người không bị chết vì lao mỗi năm. “Đặc biệt, Việt Nam đã chữa miễn phí cho gần 6 ngàn người mắc lao đa kháng thuốc và đang thu nhận điều trị cho cả những người mắc lao siêu kháng thuốc mà trước đây coi như vô phương cứu chữa. WHO coi Việt Nam là một mô hình điểm cho Chiến lược thanh toán bệnh lao trên toàn cầu”, PGS.TS. Nguyễn Viết Nhung nhấn mạnh.

Hiện nay, Chương trình chống lao quốc gia vẫn duy trì mục tiêu triển khai công tác chống lao tại 100% số quận, huyện, xã, phường; tỷ lệ dân số được Chương trình tiếp cận đạt 100%. Ngoài ra mạng lưới chống lao tiếp tục được mở rộng và củng cố, hiện đã có 44/63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc đã thành lập Bệnh viện Lao và Bệnh phổi. Bên cạnh đó, Chương trình chống lao quốc gia đã tiếp tục triển khai các hoạt động phát triển mạng lưới phối hợp với các đối tác như Bộ Công an, Cục Phòng, chống HIV/AIDS, PATH, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC)… và các bệnh viện đa khoa tuyến trung ương, tuyến tỉnh và nhiều đối tác khác…

Năm 2015, với việc hoạt động hiệu quả từ tuyến trung ương đến địa phương, Chương trình chống lao Quốc gia đã đạt được nhiều thành quả đáng ghi nhận trong việc phát hiện, điều trị và quản lý bệnh nhân lao trong cả nước. Tỷ lệ phát hiện bệnh nhân lao các thể đã đạt 100,8% chỉ tiêu, trong đó, đối với bệnh nhân lao dương tính mới được phát hiện là 91,7%. Một số tỉnh phát hiện bệnh nhân lao phổi AFB dương tính tăng giảm trên 20% so với cùng kỳ năm trước như Hà Giang (tăng 23,4%), Lai Châu (tăng 20,5%). Tỷ lệ điều trị khỏi bệnh nhân lao phổi dương tính mới được duy trì ở mức cao đạt 89,5%, trong đó có một số tỉnh có tỷ lệ điều trị khỏi rất cao như: Vĩnh Phúc (100%), Quảng Bình (99,3%), Hậu Giang (97,2%) và Phú Yên (97,4%). Tỷ lệ âm hóa đờm sau 2 hoặc 3 tháng điều trị của bệnh nhân trong năm 2015 đạt 90%, tăng 0.4% so với cùng kỳ năm 2014. Ngoài ra, Chương trình chống lao Quốc gia đã mở rộng triển khai hoạt động lao kháng đa thuốc, kết quả đã phát hiện 2.558 bệnh nhân lao kháng thuốc; thu dung 2.131 bệnh nhân, đạt chỉ tiêu thu dung Quỹ Toàn cầu năm 2015 là 2.200 bệnh nhân.

Cùng với việc đẩy mạnh công tác phát hiện, điều trị và quản lý bệnh nhân lao trong cả nước, các hoạt động như: đào tạo, tập huấn; cung ứng thuốc, vật tư, trang thiết bị cũng được Chương trình Chống lao Quốc gia cũng được triển khai sâu rộng tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Ngoài ra, các hoạt động chuyên môn đặc thù khác như: chống lao trong trại giam; phối hợp y tế công – tư; phối hợp Lao/HIV… cũng đạt được nhiều thành quả đáng ghi nhận.

Song song đó, Chương trình chống lao Quốc gia đã hoàn thiện xây dựng hướng dẫn triển khai thuốc mới (Bedaquiline) và phác đồ ngắn hạn 9 tháng cho điều trị bệnh lao kháng thuốc. Hiện nay, thuốc và phác đồ mới đã được triển khai tại 3 tỉnh: Hà Nội, Hồ Chí Minh và Cần Thơ cho 100 bệnh nhân mỗi tỉnh. Chương trình tiếp tục duy trì và triển khai hệ thống thu thập, quản lý thông tin, báo cáo trên internet từ tuyến tỉnh và mở rộng triển khai ở trên 857 huyện.

Năm 2016, Chương trình Chống lao Quốc gia đã đề ra những phương hướng hoạt động như: tiếp tục tăng cường phát hiện bệnh nhân lao các thể trong cộng đồng; đảm bảo các bệnh nhân, người nghi ngờ lao được tiếp cận phổ cập với các dịch vụ chăm sóc bệnh lao đảm bảo chất lượng; 100% bệnh nhân lao được điều trị với công tức điều trị chuẩn của Chương trình và được cung cấp các thuốc chống lao hàng 1 đầy đủ, đảm bảo chất lượng… triển khai các can thiệp tích cực, chủ động trong công tác phòng chống lao nhằm giảm nhanh tình hình dịch tễ bệnh lao tại Việt Nam, tiến tới thanh toán bệnh lao vào năm 2030 như chiến lược Quốc gia Phòng chống lao đã đề ra; nâng cao kiến thức cộng đồng về bệnh lao, lao/HIV, lao kháng thuốc nhằm làm giảm mặc cảm của người bệnh và sự kỳ thị của xã hội đối với bệnh nhân lao.

Bài, ảnh: Hoàng Hiền

Nguồn: TTTT – GD Sức khỏe TW

adminyhoc

Recent Posts

SIBO liên quan đến tăng cân như thế nào?

SIBO có gây tăng cân không? SIBO (sự phát triển quá mức vi khuẩn tại…

2 hours ago

Mất cân bằng vi khuẩn đường ruột gây rối loạn tự kỷ

Theo các số liệu thống kê từ Liên Hợp Quốc cho thấy hiện có 1%…

1 day ago

Vi khuẩn đường ruột oxalobacter formigenes hỗ trợ điều trị sỏi thận

Cơ thể con người chứa đến hàng tỷ các vi sinh vật khác nhau bao…

2 days ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư đại tràng

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

3 days ago

JARDIANCE, empagliflozin điều trị đái tháo đường týp 2

JARDIANCE viên nén bao phim chứa 10 hoặc 25 mg empagliflozin. Thành phần tá dược:…

4 days ago

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến não như thế nào?

Hơn một thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra rằng vi khuẩn sống trong…

4 days ago