Những điều nên và không nên khi chăm trẻ sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh khá nguy hiểm, diễn biến khó lường. Cha mẹ nên đưa trẻ đến việ khi thấy trẻ sốt cao liên tục từ 2 ngày trở lên mà không giảm nhiệt độ. Hiện nay với các xét nghiệm máu bác sĩ hoàn toàn có thể biết được con bạn có sốt xuất huyết hay không.

+ Xét nghiệm NS1Ag: giúp phát hiện sớm sốt xuất huyết trong 1-2 ngày đầu tiên.
+ Xét nghiệm Dengue IgM & IgG: phát hiện xuất huyết trong 3 – 5 ngày.

Hơn 60% các truờng hợp sốt xuất huyết chỉ cần điều trị tại nhà. Tuy nhiên cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chăm sóc trẻ sốt xuất huyết đúng cách, phòng tránh những rủi ro không đáng có.

Cách đúng khi chăm trẻ sốt xuất huyết

–  Khi trẻ sốt từ 38,5oC là có thể cho trẻ uống thuốc. Thuốc hạ sốt an toàn là Paracetamol 10-15 mg/kg/lần, 3-4 lần. Cách nhau 6 tiếng là khoảng thời gian an toàn. Tuy nhiên nếu trẻ sốt cao có thể tham vấn ý kiến bác sĩ để cho trẻ uống thuốc.

– Cần cởi bỏ bớt áo quần của trẻ

– Lau mát bằng nước ấm với 5 cái khăn nhỏ, đắp ở 2 nách, 2 bẹn và lau khắp người cho đến khi thân nhiệt của trè hạ dưới 38 độ c.

– Bù nước Oresol cho trẻ liên tục. Đây là cách bù nước hiệu quả nhanh nhất

– Cho trẻ uống thêm các loại nước bổ dưỡng như nước cam, nho, táo…..

– Cho trẻ uống sữa, ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu, chia từng bữa nhỏ và đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ

Lưu ý: trẻ sốt cao lên cơn co giật.

– Cha mẹ cần nhận biết các dấu hiệu chuyển nặng của bệnh để đem con đến bệnh viện kịp thời khi có các dấu hiệu sau:

+ Trẻ hết sốt nhưng lừ đừ, li bì, bỏ bú hoặc lăn lộn, bứt rứt.

+ Tay chân lạnh, ấm.

+ Tiểu ít.

+ Ói nhiều, đau bụng nhiều.

+ Chảy máu cam, máu răng, ói máu, tiêu phân đen, tiểu máu.

KHÔNG NÊN

+ Tự ý mua thuốc cho trẻ uổng ở nhà mà không đi khám bác sỹ

+ Dùng aspirỉn hay các thuốc hạ sốt khác ngoài Paracetamoí

+ Tự ý cho trẻ uống tăng liều hay tăng cữ mà không hỏi ý kiến bác sỹ

+ Cạo gió cát lẻ.

+ Khi trẻ lên cơn co giật do sốt cao không nên nặn chanh vào miệng hay chà

+ Yêu cầu bác sỹ truyền nước biển cho trẻ vì thấy trẻ ăn uống kém

Yhocvn.net

adminyhoc

Recent Posts

Hiểu biết đầy đủ về bệnh túi thừa

Bệnh túi thừa xảy ra ở khoảng 5% và tăng mạnh ở dân số phương…

2 days ago

Các bước cải thiện sức khỏe đường ruột

Sức khỏe đường ruột khỏe mạnh, bao gồm môi trường đường ruột cân bằng và…

3 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột bệnh vảy nến, bệnh chàm

Bệnh vảy nến là căn bệnh da liễu khá phổ biến với các biểu hiện…

3 days ago

Sự thay đổi hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng đến sức khỏe người cao tuổi như thế nào?

Sự thay đổi các vi sinh vật trong hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng…

4 days ago

Vi khuẩn đường ruột thay đổi gây lão hóa khi lớn tuổi như thế nào

Các loại vi khuẩn trong ruột của người già rất khác nhau và có liên…

4 days ago

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Y học đã chứng minh khi hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng có…

4 days ago