Tháng 6 mùa vải nở rộ, chín đỏ được những người lái buôn trở đi bán khắp các con phố Hà Nội. Từ xa xưa, loại quả này được đánh giá cao về giá trị dưỡng, tổ hợp các loại vitamin, khoảng chất… Loại trái cây khoái khẩu này chinh phục mọi lứa tuổi, kể cả những người khó tính nhất. Tuy nhiên, người dân khi thưởng thức loại quả này cần nắm bắt được những thông tin y học hữu ích, những điều cần tránh.
Tác dụng của quả vải thiều
Vải còn được gọi là lệ chi, được trồng nhiều ở Việt Nam. Quả vải thu hoạch vào tháng 5-6 hàng năm.
Hạt vải (lệ chi hạch) thái mỏng khi phơi hay sấy khô được dùng làm thuốc bởi hạt vải có chứa tanin, độ tro, chất béo. Phần áo hạt vải chứa thành phần chủ yếu là đường, ngoài ra có vitamin A, B, C. Vitamin A và vitamin B chỉ có trong múi vải tươi, đặc biệt múi vải cũng là một vị thuốc trong Đông y, vị ngọt chua, tính bình.
Theo các chuyên gia, quả vải rất giàu protein, đường, chất béo, sắt, a-xít citric, vitamin… có lợi cho sức khỏe. Vì vậy vải có tác dụng bổ sung năng lượng, ích trí bổ não; Tăng cường chức năng miễn dịch; Giải độc tiêu thũng, chỉ huyết chỉ thống; Ngăn ngừa quá trình phát triển của các tế bào ung thư; Giúp máu tuần hoàn…
Những điều cần tránh
Không ăn quá 10 quả/lần
Vải là loại quả ngọt, dễ ăn. Tuy nhiên không nên ăn quá nhiều trong một lúc bởi sẽ gây nóng, rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể, gây hiện tượng dị ứng với các biểu hiện buồn nôn, mồ hôi ra nhiều, khát, khô miệng, mệt mỏi và ở thể nặng có thể gây nhức đầu, mê man nhất là trẻ nhỏ và người mắc bệnh tiểu đường.
Qua đó các chuyên gia khuyên phụ nữ mang thai, không nên ăn quá 10 quả/lần. Trẻ em, chỉ nên ăn 3-4 quả 1 lần. Lưu ý khi ăn cần có sự theo dõi chặt chẽ của người lớn vì rất nhiều trường hợp trẻ hóc vải dẫn đến thiệt mạng.
Không ăn khi đói
Các chuyên gia lý giải ăn vải tươi khi đói sẽ khiến cơ thể hấp thu đột ngột quá nhiều đường dẫn đến viêm nhiệt hoặc say với các biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, chân tay bủn rủn…
Lời khuyên: Nên ăn vải sau bữa cơm vì lúc này trong cơ thể đã tích trữ đủ lượng nước muối qua thức ăn nên ăn cũng không lo bị nóng.
Không ăn khi cơ thể nhiệt, mắc bệnh có đờm
Vải thiều thuộc nhóm hoa quả có tính nóng. Vì vậy những người cơ thể bị nóng trong ăn vải thiều sẽ nổi mụn hoặc xuất hiện những vết ban đỏ.
Người bị thủy đậu, mụn nhọt, rôm sảy, chắp lẹo mắt …nên hạn chế ăn vải thiều
Ngoài những đối tượng trên, những người có các bệnh dễ nhiễm cảm, người đang mắc bệnh có đờm, người bị thủy đậu, mụn nhọt, rôm sảy, chắp lẹo mắt … cần hạn chế đến mức tối đa việc ăn vải thiều.
Không bỏ lớp màng trắng và phần trắng trên đầu quả vải
Thông thường khi bóc vải người ta thấy nó có một lớp màng trắng. Lớp màng này có tác dụng giảm nóng vì vậy hãy ăn luôn cả lớp màng để bớt tính nhiệt. Tương tự phần trắng trên đầu hạt vải đều có tác dụng phòng tránh sinh hỏa rất tốt.
Không ăn khi mắc bệnh tiểu đường
Các chuyên gia khuyến cáo người bị bệnh tiểu đường không nên ăn vải thiều, nhất là phụ nữ mang thai mắc tiểu đường.
Nguyên nhân do vải tươi chứa hàm lượng đường cao, do đó khi ăn nhiều sẽ gây cảm giác no, đầy dẫn đến không thể ăn được các loại tinh bột, tình trạng hạ đường huyết sẽ diễn ra. Lúc này gan sẽ không thể chuyển hóa hết được frucotose khiến lượng đường trong máu sẽ tăng cao bất thường.
Cách xử lý khi bị “say vải”
Vải là món khoái khẩu, phù hợp với mọi lứa tuổi do đó việc ăn nhiều dẫn tới “say vải” là điều có thể xảy ra.
Nguyên nhân do cùi vải chứa nhiều đường glucoza, khi ăn nhiều 1 lúc sẽ khiến 1 lượng lớn đường glucoza vào máu, vượt quá khả năng hấp thu chuyển hóa của gan, khiến cơ thể tiết insulline tăng lên để làm hạ nồng độ đường trong máu xuống gây phản ứng đường máu. Trong trường hợp này, chúng ta nên uống 1 cốc nước đường để cải thiện tình hình.
Ngoài ra, để đảm bảo việc thưởng thức vải đạt kết quả tốt nhất phòng trừ ngộ độc vải, người dân nên ngâm vải vào nước muối loãng trước khi ăn hoặc uống chút nước muối, trà thảo mộc lạnh, canh bí đao, chè đậu xanh… để phòng trừ ngộ độc vải.
Những điều cần tránh khi thưởng thức vải thiều
Theo afamily.vn
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…