Khi xuất hiện chứng cao huyết áp trong thời gian mang thai với những triệu chứng chủ yếu là phù nước, huyết áp cao, tiểu đạm…thì cần hạn chế ăn uống những thứ có hàm lượng Natri cao, để kiểm soát lượng nước và Natri giữ trong cơ thể.
Thông thường, giảm lượng muối ăn hàng ngày xuống dưới mức 2g mỗi ngày, xì dầu 10ml mỗi ngày. Ngoài ra, không nên ăn thịt muối và dưa muối, những thứ có hàm lượng Natri cao như cá biển khô, tôm khô, rong biển…cũng nên ít ăn hoặc không ăn.
Tác hại của việc ăn mặn với thai phụ và thai nhi
– Là nguy cơ gây nhiễm độc thai nghén
– Ăn mặn làm tăng nguy cơ phù nề, ứ nước và tăng huyết áp cao.
– Ăn mặn khiến cơ thể luôn trong tình trạng khát nước và mệt mỏi
– Trong thời kỳ thai nghén lượng tuần hoàn tăng, quá trình thay cũ đổi mới cũng nhanh hơn nhằm thích ứng với sự tuần hoàn của đế cuống rốn, nếu đưa thức ăn mặn quá nhiều, trữ lượng natri trong cơ thể tăng làm cho tim của người phụ nữ nặng gánh hơn, biểu hiện các triệu chứng như hồi hộp, buồn bực khó chịu, đi tiểu giảm, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
– Giảm sự bài tiết nước bọt, tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở dẫn đến sức đề kháng niêm mạc miệng họng bị yếu nên hay xảy ra tình trạng viêm họng.
Bà bầu ăn mặn cũng xuất phát từ tình trạng thiếu nước do ốm nghén; do cơ thể dự trữ nhiều nước nên nhu cầu muối cao hơn; thiếu muối trong cơ thể do chế độ ăn trước đó ăn nhạt.
Những dấu hiệu bà bầu nên hạn chế ăn muối
Bài liên quan: Mẹo để tránh đau thắt lưng khi mang bầu
Yhocvn.net
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…