Categories: Sức khoẻ

Những căn bệnh dễ nhầm với sốt xuất huyết

Những căn bệnh dễ nhầm với sốt xuất huyết dễ khiến bạn hoang mang. Việc điều trị không đúng có thể khiến bệnh trở nặng, gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Những căn bệnh dễ nhầm với sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết dễ bị chẩn đoán nhầm sang viêm đường hô hấp, sốt virus, sốt phát ban. Do đó, việc điều trị không đúng có thể khiến bệnh trở nặng, gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Những căn bệnh dễ nhầm với sốt xuất huyết gây ảnh hưởng đến việc điều trị (Ảnh minh họa)

Sốt xuất huyết dễ nhầm với sốt phát ban

Sở dĩ có sự nhầm lẫn này vì bệnh nhân cũng có biểu hiện sốt, sau đó phát ban như bệnh: Sởi, sốt phát ban, Rubeon.

Sốt xuất huyết dễ nhầm với các bệnh về máu có biểu hiện xuất huyết dưới da

Bệnh xuất huyết do giảm tiểu cầu, bệnh bạch cầu cấp, suy tủy. Các bệnh này cũng có biểu hiện chấm, nốt mảng xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu nội tạng nhưng nguyên nhân lại do bệnh về máu gây giảm tiểu cầu.

Bị sốt xuất huyếtcần làm gì?

Để bệnh sốt xuất huyết không bùng phát thành dịch, gây nhiều hậu quả nặng nề thì mỗi người cần phải có trách nhiệm phòng chống bệnh.

Một trong những biện pháp quan trọng hàng đầu là vệ sinh môi trường xung quanh. Nên đậy kín các đồ chứ nước trong nhà: chậu, thùng phuy, chum vại… để loại bỏ môi trường sống và sinh sản của muỗi.

Ngoài ra, để diệt bọ gậy, có thể thả cá vào các thùng nước lớn, thay nước thường xuyên bình hoa, bỏ hóa chất diệt bọ gậy vào những nơi chứa nước. Hàng tuần nên lật úp những loại phế thải chứa nước tự nhiên: chai lọ nhựa, vỏ lốp xe cũ… để tránh ứ đọng nước, tạo điều kiện cho muỗi sinh sản.

Khi có các biểu hiện của bệnh: sốt kéo dài, đau lưng, nôn, buồn nôn, xuất hiện những mẩn đỏ trên da…, hãy đến các cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra. Đặc biệt, không nên tự ý mua thuốc tại nhà hoặc uống các loại thuốc nam vì có thể làm bệnh trầm trọng hơn.

Điều quan trọng nhất giúp kiểm soát được vùng dịch, tránh lây lan ra cộng đồng là khi nghi ngờ hoặc được chẩn đoán sốt xuất huyết thì cần khai báo với chính quyền địa phương, cơ sở y tế để có những biện pháp xử lý kịp thời. Hãy tuân thủ các khuyến cáo của chính quyền địa phương để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

Phương Vũ (Tổng hợp)

adminyhoc

Recent Posts

Các loại đậu có tốt cho sức khỏe đường ruột không?

Nhìn chung, đậu và các cây họ đậu rất tốt cho sức khỏe, sức khỏe…

23 hours ago

12 thực phẩm chứa enzyme tiêu hóa tự nhiên

Một số thực phẩm, bao gồm một số loại trái cây như dứa và thực…

24 hours ago

Độc đáo hệ vi sinh đường ruột tác động đến tính cách con người

Vai trò của hệ vi sinh đường ruột là tạo ra tính ổn định và…

24 hours ago

Hiểu biết đầy đủ về bệnh túi thừa

Bệnh túi thừa xảy ra ở khoảng 5% và tăng mạnh ở dân số phương…

6 days ago

Các bước cải thiện sức khỏe đường ruột

Sức khỏe đường ruột khỏe mạnh, bao gồm môi trường đường ruột cân bằng và…

7 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột bệnh vảy nến, bệnh chàm

Bệnh vảy nến là căn bệnh da liễu khá phổ biến với các biểu hiện…

7 days ago