Categories: Tai Mũi Họng

Những biểu hiện của bệnh nói lắp?

Bệnh nói lắp có nguy hiểm không và khi bị mắc bệnh thường sẽ có những biểu hiện cụ thể nào,.. luôn là những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Vậy, bạn đã biết gì về loại bệnh này?

Biểu hiện, triệu chứng của bệnh nói lắp

Tật nói lắp là một chứng rối loạn trong cách diễn đạt lời nói khiến các từ phát ra chậm, kéo dài hoặc các từ được lặp đi lặp lại. Tuy không phải là bệnh nhưng nói lắp thường đưa lại nhiều phiền phức, ức chế và khổ tâm cho người mắc.

Ngập ngừng im lặng hồi lâu trước khi bắt đầu câu nói

Câu nói bị đứt quãng nhiều lần, lặp lại một chữ nhiều lần, kéo dài một âm lâu như để chờ chuẩn bị âm kế tiếp.

Mắt nhấp nháy liên tục

Môi/hàm bị rung

Chẩn đoán

Thực hiện khai thác bệnh sử và khám thực thể.

Việc chẩn đoán được thực hiện dựa trên lời nói của người mắc tật nói lắp.

Điều trị

Điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tật nói lắp. Điều trị truyền thống là sự kết hợp của ngôn ngữ trị liệu, liệu pháp nhận thức hành vi và các thiết bị thông tin phản hồi thính giác điện tử.

Nói lắp được chẩn đoán như thế nào?

Việc chẩn đoán chính xác tật nói lắp cần sự có mặt của các chuyên gia bệnh học về ngôn ngữ nói (speech-language pathologist – SLP) và các chuyên gia về sức khỏe, với những chuyên môn về khả năng nói, giọng nói, và các rối loạn về ngôn ngữ của con người. Chuyên gia về bệnh học sẽ xem xét một loạt những nhân tố khác nhau, bao gồm bệnh sử (chẳng hạn như tình trạng nói lắp xảy ra lần đầu tiên vào lúc nào và trong tình huống như thế nào). Sau đó, các chuyên gia sẽ phân tích hành vi nói lắp của người bệnh để có thể đánh giá khả năng nói, kỹ năng ngôn ngữ hiện tại của người này cũng như những tác động của nói lắp lên cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân.

Với trường hợp người nói lắp là trẻ em, người chuyên gia về bệnh học còn phải dự đoán xem tật nói lắp có tiếp diễn trong tương lai hay không, hay đứa trẻ có thể khắc phục và vượt qua tật nói lắp được hay không. Để tìm ra câu trả lời cho những vấn đề này, chuyên gia còn phải xem xét nhiều nhân tố bên ngoài như các thông tin bệnh sử gia đình có liên quan đến tật nói lắp, trẻ đã nói lắp trong bao lâu, và xem xét xem trẻ có những vấn đề tiềm tàng nào khác liên quan đến khả năng giao tiếp và ngôn ngữ ngoài tật nói lắp hay không.

Nguồn: Phunutoday

adminyhoc

Recent Posts

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

3 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

1 week ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

1 week ago