Categories: Dinh dưỡng

Những ai không nên uống trà?

Lá trà có chứa gần 400 thành phần hóa học. Uống trà có tác dụng giúp tỉnh táo, phòng trị kiết lỵ, giải rượu… Nhưng, một số người sau đây không nên uống trà:

Trẻ em, người nhỏ tuổi

Trong trà có chứa tanin, khiến sắt trong thức ăn lắng đọng, đồng thời có thể biến oxit sắt II thành oxit sắt III, khiến sắt không thể sử dụng, từ đó gây nên thiếu sắt trong cơ thể. Thời kỳ trẻ nhỏ nếu thiếu sắt sẽ bị thiếu máu, ảnh hưởng quá trình phát triển trí não, làm giảm trí lực (bao gồm khả năng lý giải, trí nhớ, khả năng phản ứng). Vì thế, còn nhỏ không nên uống trà, càng không nên uống trà trong thời gian dài.

Bệnh nhân suy dinh dưỡng

Uống trà sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thu protein của cơ thể. Tanin trong trà sau khi kết hợp với protein thành protein tanin, dạ dày và ruột không thể tiêu hóa và hấp thu. Do vậy người suy dinh dưỡng nếu uống trà thì sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thụ và chuyển hóa các chất dinh dưỡng của cơ thể.

Bệnh nhân thiếu máu, phụ nữ mang thai và trong thời kỳ cho con bú

Tanin trong trà sẽ ảnh hưởng đến việc sử dụng và hấp thu sắt, tăng mức độ thiếu máu. Phụ nữ mang thai và trong thời kỳ cho con bú không nên uống trà, tránh tình trạng thiếu máu ở người lớn hoặc thai nhi, trẻ sơ sinh và những bệnh khác.

Bệnh nhân mắc chứng xơ cứng động mạch não

Trong trà có chứa caffein, giống như cocain… chất này có tác dụng hưng phấn đối với thần kinh trung ương. Bệnh nhân mắc chứng xơ cứng động mạch não sau khi uống trà có thể dẫn đến co rút mạch máu não, gây ra tình trạng thiếu máu cung cấp cho não. Vì thế, nhóm bệnh nhân này không nên uống trà.

(Ảnh: alamy.com)

Người mắc bệnh cao huyết áp và bệnh tim

Caffein trong trà có tác dụng kích thích gây hưng phấn, khiến huyết áp tăng cao, tim đập nhanh, vì thế người mắc bệnh cao huyết áp và bệnh tim không nên uống trà.

Bệnh nhân mắc bệnh mãn tính như suy nhược thần kinh, chứng mất ngủ, tăng năng tuyến giáp, bệnh lao…

Caffein trong trà khiến con người hưng phấn, gây khó ngủ cho người bệnh.

Bệnh nhân táo bón

Uống trà đặc có tác dụng chống tiêu chảy. Tanin trong trà có tác dụng se rít, có thể khiến táo bón nặng thêm.

Xem thêm: Văn hoá uống trà của người Việt

adminyhoc

Recent Posts

Cảnh báo những nguy cơ lây nhiễm viêm gan B

Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…

1 day ago

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

4 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

4 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

7 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

1 week ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

1 week ago