Mang thai

Nhóm thai nghén có nguy cơ cao bất thường với các bệnh lý

1.U tiền đạo đối với những trường hợp u xơ ở đoạn dưới và ở cổ tử cung.

2.Ngôi bất thường.

3.Hở eo cổ tử cung. Bệnh nhân có tiền sử xẩy thai ba tháng giữa với cơn co tử cung nhẹ, có thể có vỡ ối, tiền sử chấn thương cổ tử cung.

4.Bệnh nhân có phơi nhiễm với Diethylstilbestrol. Những bệnh nhân này cần được theo dõi một cách kỹ lưỡng bởi vì có khả năng có bất thường ở cổ tử cung và tử cung gây nên:

– Xẩy thai, chửa ngoài tử cung (trong ba tháng đầu).

– Hở eo-cổ tử cung (trong ba tháng giữa)

– Đẻ non, ối vỡ non ( trong ba tháng cuối).

IV/ XÉT NGHIỆM.

1.Nhóm máu và Rh.

2.VDRL. Bệnh giang mai ở giai đoạn khác nhau có nguy cơ tới thai nghén như:

– Trẻ đẻ ra không bị nhiễm giang mai.

– Xẩy thai muộn (sau 4 tháng).

– Thai chết lưu.

– Trẻ bị giang mai bẩm sinh.

3.Xét nghiệm tìm lậu cầu. Phụ nữ có thai mắc bệnh lậu có thể có triệu chứng lâm sàng hoặc không. Bệnh lậu sẽ làm tăng các biến chứng sau:

– Đẻ non.

– Vỡ ối non.

– Sốt hậu sản.

– Nhiễm trùng ối.

– Nhiễm trùng trẻ sơ sinh. Thai chậm phát triển.

4.Xét nghiệm Rubella.

Về mặt lâm sàng những người phụ nữ có thai mắc bệnh Rubella không khác gì so với những phụ nữ không có thai mắc bệnh.Nhưng khi nhiễm bệnh cấp tính thì có nguy cơ đối với thai bao gồm:

– Xẩy thai trong ba tháng đầu.

– Nhiễm trùng thai nhi gây những dị dạng bẩm sinh.

– Bà mẹ bị nhiễm bệnh trong ba tháng đầu sẽ có nguy cơ cao đối với thai nhi.

– Những bệnh nhân có lượng giá huyết thanh đối với Rubella < 1:8 thì có thể đã có miễn dịch đối với bệnh này.

5.Tổng phân tích máu toàn bộ.

– Thiếu máu: nếu có thì cần được đánh giá và điều trị.

– Tăng bạch cầu: khi có thai thì bạch cầu tăng nhẹ, nếu tăng nhiều thì cần phải xét nghiệm thăm dò thêm.

– Xét nghiệm nước tiểu.

Tuy cơ chế chưa được rõ ràng, nhưng khi có thai làm thay đổi về mặt giải phẫu và sinh lý sẽ làm cho người phụ nữ dễ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu có triệu chứng hoặc không có triệu chứng và dẫn đến viêm đài bể thận.

– Khoảng 20 – 40 % những phụ nữ có thai bị viêm đường tiết niệu không có triệu chứng do vi khuẩn sẽ tiến triển thành viêm đài bể thận gây biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ lẫn con, có thể gây nên đẻ non.

– Rất ít người phụ nữ viêm đường tiết niệu không có triệu chứng không có vi khuẩn, trong nhóm này thường không có biến chứng viêm đài bể thận và không có biến chứng đối với thai.

– Viêm đường tiết niệu không có triệu chứng chiếm 3 – 5% số người phụ nữ có thai, đặc biệt là những phụ nữ có điều kiện kinh tế xã hội thấp do đẻ nhiều lần và tuổi cao.

– Điều quan trọng là phát hiện sớm, điều trị kịp thời và theo dõi sát.

6.Phiến đồ âm đạo cổ tử cung. Nếu phát hiện thấy bất thường cần đánh giá và điều trị.

7.Đường huyết.

Thai nghén là nguyên nhân làm cho bệnh đường huyết nặng lên, phát hiện sớm bệnh đái đường khi có thai sẽ phòng chống được các biến chứng của nó. Tất cả những người phụ nữ có thai, có tiền sử gia đình đái tháo đường cần được đánh giá.

1.ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ.

2.Trước khi đẻ.

Thai nghén là tình trạng động do đó theo dõi đánh giá liên tục trong giai đoạn trước sinh để phát hiện sớm những vấn đề bất thường để can thiệp được kịp thời.

BẢNG 1. MỤC ĐÍCH ĐÁNH GIÁ TRƯỚC SINH.

Những vấn đề lớn cần được đánh giá trong thời kỳ chu sinh         Những vấn đề trước sinh phối hợp

Những yếu tố bệnh sử  Những yếu tố mới hình thành

Đẻ non (< 37 tuần)          Trình độ người mẹ

Tiền sử thai chết lưu Tiền sử đẻ non Tiền sử sơ sinh chết Đẻ nhiều (> 5 con)

Tử cung dị dạng

Cân nặng dưới 45 kg.

Tiền sử nhiễm trùng đường sinh dục tiết niệu     Cao huyết áp do thai nghén từ

trung bình cho đến nặng

Hở eo-cổ tử cung

Bất đồng Rh

Hút thuốc lá

Viêm đài bẻ thận

Nghiện ma tuý

Thai chậm phát triển trong tử cung          Tiền sử thai chết lưu

Tiền sử sơ sinh chết Đẻ nhiều (> 5 con)  Cao huyết áp do thai nghén từ trung bình cho đến nặng

Tiền sản giật, sản giật     Cao huyết áp mãn tính Tiền sử bị bệnh thận Đái đường Dưới 17 tuổi        Cân nặng tăng hơn 900 g/tuần Thai chậm phát triển trong tử cung

Nghiệm pháp lăn mình dương tính

Đa thai

Đái đường           Trên 35 tuổi        Đa ối

Tiền sử đẻ con trên 4000 g

Tiền sử gia đình có người bị đái đường

Tiền sử đẻ con dị dạng   Cao huyết áp do thai nghén Nhiễm trùng đường sinh dục tiết niệu

Dị dạng bẩm sinh              Trên 35 tuổi Đái đường

Xẩy thai liên tiếp

Tiền sử đẻ con dị dạng

2.Đẻ non. Tỷ lệ bệnh lý và tử vong chu sinh tăng lên trong những trường trường hợp đẻ non.

BẢNG 2. ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ ĐẺ NON.

Điểm     Yếu tố kinh tế xã hội       Tiền sử bệnh tật               Công việc và thói quen hàng ngày             Tình trạng thai hiện thời

1              2 con, ở nhà Tình trạng kinh tế xã hội thấp            Xẩy thai x 1

Có thai lại sau khi sinh dưới 1 năm            Lao động bên ngoài xã hội            Thường xuyên mệt mỏi

2              Tuổi mẹ dưới 20 tuổi hoặc trên 40 tuổi

Không chồng      Xẩy thai x 2         Hút trên 10 điếu thuốc lá mỗi ngày           Tăng cân dưới 4,5 kg từ tuần thứ 32

3              Tình trạng kinh tế xã hôi rất thấp

Chiều cao dưới 150 cm

Cân nặng dưới 45 kg       Xẩy thai x 3         Lao động nặng nhọc, stress nhiều Đi xa, mệt mỏi               Ngôi ngược ở tuần thứ 32.

Sụt cân khoảng 2,5kg ,

Đầu lọt ở tuần thứ 32

Sốt

4              Mẹ dưới 18 tuổi                Viêm đài bể thận                              Ra huyết sau 12 tuần

Cổ tử cung đã bị xoá, mở

5                              Tử cung dị dạng

Xẩy thai ba tháng giữa

Mẹ sử dụng diethystibestrol

Khoét chóp cổ tử cung                   Rau tiền đạo

Đa ối

10                           Đẻ non

Xẩy thai liên tiếp ba tháng đầu và ba tháng giữa                 Song thai

Phẫu thuật bụng

Điểm số cần được đánh giá ngay từ lần khám thai đầu tiên và đánh giá lại vào tuần thứ 22 đến tuần thứ 26. Nếu điểm số từ 10 trở lên thì bệnh nhân có nguy cơ bị đẻ non.

3.Thai chậm phát triển trong tử cung

Đánh giá một cách hệ thống bằng đo cân nặng và chiều cao tử cung đều đặn. Việc thăm dò bằng các chỉ số đo thai nhi trên siêu âm và lưu lượng dòng máu nuôi thai sẽ khẳng định thêm một cách chính xác chẩn đoán thai chậm phát triển trong tử cung và nguyên nhân của nó.

4.Tiền sản giật và sản giật

Rất nhiều yếu tố nguy cơ liên quan tới phát sinh tiền sản giật, sản giật (bảng 1). Nghiệm pháp quay mình: bệnh nhân nằm nghiêng trái sau đó quay mình nằm ngửa có huyết áp tối thiểu tăng trên 20 mmHg thì nghiệm pháp được coi là dương tính. Những người có những yếu tố nguy cơ cao, nghiệm pháp lăn mình dương tính cần được theo dõi sát để phát hiện sớm protein niệu, phù, và cao huyết áp.

5.Đái đường.

Điều quan trọng là chẩn đoán đái đường càng sớm càng tốt để đề ra biện pháp xử trí sớm, kịp thời làm giảm tỷ lệ bệnh lý và tử vong đối với cả mẹ lẫn con.

6.Dị dạng bấm sinh.

Có một số yếu tố nguy cơ dị dạng thai nhi bẩm sinh đối với bà mẹ khi mang thai (bảng 1). Việc chẩn đoán chính xác nhờ vào siêu âm và xét nghiệm nước ối nhiễm sắc đồ cũng như một số xét nghiệm sinh hoá khác như alpha- fetoprotein mẹ để xác định dị dạng hệ thống thần kinh của con.

– Trong khi chuyển dạ. Đánh giá nguy cơ của bà mẹ cần phải tiến hành liên tục trong giai đoạn chuyển dạ. Một vài yếu tố nguy cơ trước sinh có liên quan tới những nguy cơ khi chuyển dạ và khi đẻ. Để làm giảm tỷ lệ bệnh lý cũng như tử vong chu sinh cần xác định rõ những nguy cơ trong thời kỳ chu sinh (bảng 3) và những liên quan tới biến chứng khi chuyển dạ và trẻ sơ sinh.

B.Chuyển dạ bất thường. Ba dạng của chuyển dạ bất thường (a – c) có liên quan tới hậu quả bệnh lý của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên những yếu tố trước sinh có liên quan tới những dạng khác của chuyển dạ bất thường (a, c – e).

– Rối loạn cơn co nguyên phát.

– Giai đoạn hai của cuộc chuyển dạ kéo dài (> 2,5 tiếng).

– Chuyển dạ kéo dài ( toàn bộ cuộc chuyển dạ > 20 tiếng)

– Giai đoạn tiềm tàng của cuộc chuyển dạ kéo dài.

– Chuyển dạ rất nhanh.

– Cổ tử cung không tiến triển thứ phát.

Chỉ số apgar thấp. Rất nhiều yếu tố nguy cơ gây chỉ số apgar thấp có thể nhận biết sớm trong giai đoạn chuyển dạ và cần đề ra phương pháp hồi sức sơ sinh kịp thời.

Suy hô hấp.

  1. Hội chứng suy hô hấp thường liên quan tới trẻ non tháng.
  2. Thở nhanh thoáng qua. Một vài yếu tố nguy cơ trước sinh và trong chuyển dạ cần được nhận biết để tránh và dự phòng suy hô hấp khi sinh.
  3. Hít phải nước ối. Cần phải xử trí tích cực khi chuyển dạ và ngay sau khi sinh để tránh hít phải nước ối có phân su.

BẢNG 3.

Những vân đề lớn cần phải phòng chống               Những vấn đề liên quan

Trước sinh           Sơ sinh và trong chuyên dạ

Chuyên dạ bất thường.

Giai đoạn tiềm tàng kéo dài Rối loạn cơn co nguyên phát

Giai đoạn hai của chuyên dạ kéo dài (>2,5 tiếng)

Chuyên dạ nhanh

Chuyên dạ kéo dài (>20 tiếng)    Tuổi mẹ trên 35 Xẩy thai liên tiếp

Không

Tiền sử thai chết lưu Tiền sử đẻ non Mẹ hút thuốc lá       Không

Sơ sinh dị dạng, chỉ số Apgar thấp ở phút thứ nhất, hít phải nước ối

Tăng bilirubin máu.

Không

Hồi sức ngay khi sinh Sơ sinh dị dạng

Chỉ số Apgar thấp.

1 phút dưới 5 điêm.

5 phút dưới 5 điêm          Tiền sản giật trung bình đến nặng

Mẹ bị bệnh tim Mẹ bị đái đường Tiền sử thai chết lưu Tiền sử sơ sinh bị chết Ngôi thai bất thường Đa thai

Tiền sản giật trung bình đến nặng

Mẹ bị đái đường Tiền sử thai chết lưu Rh (-)

Ngôi thai bất thường      Trẻ non tháng Vỡ ối sớm Ngôi bất thường Đa thai

Nước ối nhiều phân su Cơn co rối loạn nguyên phát Rau bong non Ngôi ngược.

Đẻ khó do vai

Đẻ bằng forceps, giác hút

Rau bong non

Nước ối nhiều phân su

Ngôi bất thường

Trẻ non tháng

Ngôi ngược

Đẻ bằng forceps, giác hút

Suy hô hấp

Hội chứng suy hô hấp

Những suy hô hấp khác (thở nhanh thoáng qua)

Hít phải nước ối                Bệnh thận trung bình đến nặng

Mẹ bị đái đường

Tiền sử thai chết lưu

Tiền sử đẻ non

Tiền sử sơ sinh chết

Mẹ đẻ nhiều.

Tử cung dị dang Rh (-)

Tiền sản giất trung bình đến nặng

Viên đài bể thận Mẹ bị đái đường Tiền sử sơ sinh chết Tiền sử mổ đẻ Trẻ cân nặng hơn 9 lbs Tuổi mẹ trên 35 Mẹ bị đái đường Tiền sử thai chết lưu Mẹ đẻ nhiều (> 5 con)

Đa thai

Tiền sản giật trung bình đến nặng             Chuyển dạ đẻ non

Tiền sản giật trung bình đến

nặng

Ngôi ngược Rau bong non

Đẻ non Vỡ ối non Mổ đẻ

Nước ối nhiều phân su

Tiền sản giật trung bình đến nặng

Nước ối nhiều phân su Đa thai

Rối loạn cơn co nguyên phát Rau bong non Ngôi ngược Đẻ khó do vai

Yhocvn.net

adminyhoc

Recent Posts

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

1 day ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

2 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

1 week ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

1 week ago