Categories: Sức khoẻ

Nhịn hắt hơi có thể gây đột quỵ

Nhịn tiểu tiện, nén tiếng hắt hơi là thói quen chúng ta thường làm hàng ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được rằng tác hại của việc này lại vô cùng nguy hiểm.

Có những thói quen tưởng chừng như vô hại nhưng sự thật thì vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe của bạn, thậm chí còn có thể dẫn đến hàng loạt bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng.

1. Nhịn hắt hơi

Khi bạn đang nói chuyện hoặc đang tập trung làm việc gì đó thì việc hắt hơi sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu và khá phiền lòng. Vì thế, bạn thường nhịn bằng cách bịt mũi lại hoặc cố nén tiếng hắt hơi không phát ra âm thanh.

Thói quen nhịn hắt hơi tiềm ẩn rất nhiềunguy cơ xấu cho sức khỏe.

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo rằng mọi người khô ng nên nhịn hắt xì hơi vì điều này có thể gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho các bộ phận cơ thể như:

– Nứt màng nhĩ: Lý do là bởi khi chúng ta hắt hơi, không khí sẽ đi ra khỏi lỗ mũi với tốc độ khoảng 160km/giờ. Vì thế, nếu bạn ngừng hắt hơi, tất cả các áp lực này sẽ được chuyển hướng đến một phần khác của cơ thể như tai, và có thể dẫn đến nứt màng nhĩ và mất thính giác của bạn.

– Tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập dễ dàng vào cơ thể: Việc cố gắng kìn nén hắt hơi cũng khiến nhiều loại vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể, những mầm bệnh này sẽ gây ra nhiều bệnh tật nguy hiểm.

– Đột quỵ: Áp lực không khí bị nén còn có thể làm vỡ các mạch máu ở mắt, và gây chảy nước mắt không thể kiểm soát. Nguy hiểm hơn là gây vỡ tĩnh mạch trong não, làm đột quỵ…

2. Nhịn tiểu

Đây cũng là 1 thói quen nhiều người mắc phải, không chỉ ở trẻ nhỏ mà cả người lớn. Song, điều này nếu lặp đi lặp lại thường xuyên sẽ dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn, đó là:

– Làm tăng nguy cơ sỏi thận: Việc nhịn tiểu lâu khiến các chất cặn bã không được đào thải ra khỏi cơ thể kịp thời. Dần dần chúng sẽ tích tụ thành những viên đá lớn.

– Làm viêm, sưng bàng quang: Trung bình, bàng quang trong cơ thể có thể trữ được gần 500ml chất lỏng. Khi bạn uống nước thường xuyên, cơ thể sẽ giữ nước trong cơ thể thông qua thận và bàng quang. Nếu không đi tiểu ngay khi có nhu cầu, lượng nước này sẽ gây biến dạng thận và bàng quang.

– Ảnh hưởng cực kì xấu đến thận: Nếu tình trạng ứ nước kéo dài, có thể gây mất sự phục hồi của thận. Từ đó sẽ suy giảm chức năng thận hoặc suy thận nặng.

(Theo Gia đình Việt Nam)

    Mọi ý kiến đóng góp, bài vở, hình ảnh, clip đồng hành cùng Chiến dịch “Chống thực phẩm bẩn” xin quý vị vui lòng gửi về địa chỉ:

    Tòa soạn Emdep.vn

    Địa chỉ: Tầng 3- Tòa nhà Đại Phát – Ngõ 82 Duy Tân – Hà Nội

    Điện thoại: 0437959783

    Email: toasoan@emdep.vn,banbientap@i-com.vn

    Hotline:0914926900

    Nguồn: Emdep

    adminyhoc

    Recent Posts

    Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến não như thế nào?

    Hơn một thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra rằng vi khuẩn sống trong…

    4 hours ago

    Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột và trí thông minh

    Hệ vi sinh đường ruột đảm nhiệm vai trò quan trọng trong cuộc sống của…

    4 hours ago

    Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh lý của cơ thể

    Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

    11 hours ago

    Vai trò, cơ chế ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột với các bệnh thoái hóa thần kinh

    Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

    1 day ago

    Hệ vi sinh đường ruột bị thay đổi khi sử dụng thuốc như thế nào?

    Các nhà nghiên cứu cho biết các loại thuốc thông thường, bao gồm thuốc kháng…

    1 day ago

    Mối liên hệ giữa các bệnh về dị ứng và hệ vi sinh đường ruột

    Theo kết quả từ các số liệu thống kê trên toàn thế giới cho thấy…

    1 day ago