Categories: Mẹ

Nhau tiền đạo: Những lưu ý không được bỏ qua

Nhau tiền đạo là tình trạng cực kỳ nguy hiểm cho các mẹ bầu. Bầu cần trang bị những kiến thức cần thiết để tự bảo vệ mình trước những biến chứng có thể phát sinh do nhau tiền đạo. Đồng thời, một chế độ chăm sóc và theo dõi đặc biệt cũng sẽ được áp dụng để mẹ tròn con vuông

Nhau tiền đạo (còn gọi là rau tiền đạo) là hiện tượng bánh nhau bám ở vị trí thấp trong tử cung và đôi khi che lấp cổ tử cung gây cản trở đường ra của thai nhi khi chuyển dạ. Đây là nguyên nhân chính gây ra chảy máu từ nhẹ đến nghiêm trọng trong những tháng cuối của thai kỳ, khi chuyển dạ và cả sau khi sinh.

Vấn đề lớn nhất mà mẹ phải đối mặt khi bị nhau tiền đạo là tình trạng chảy máu nghiêm trọng. Mất quá nhiều máu có thể khiến mẹ bầu choáng, ngất, nguy hiểm đến tính mạng và thai nhi cũng rơi vào nguy kịch. Do đó, với bất kỳ biểu hiện chảy máu nào trong thai kỳ, bạn cũng cần phải đến bệnh viện để được kiểm tra kỹ càng.

Những phụ nữ bị nhau tiền đạo cần được nghỉ ngơi và tránh vận động nhiều

Những mẹ bầu nào dễ bị nhau tiền đạo?

Một số phụ nữ có nguy cơ bị nhau tiền đạo cao hơn so với những người khác. Đó là:

Làm cách nào để phát hiện nhau tiền đạo?

Dấu hiệu đầu tiên cho biết người mẹ có khả năng bị nhau tiền đạo là chảy máu âm đạo mà không gây đau đớn. Máu chảy ra do nhau tiền đạo thường đặc, sáng màu và xuất hiện đột ngột trong những tháng cuối thai kỳ.

Hiện nay, phương pháp phổ biến nhất để xác định mẹ bầu bị nhau tiền đạo là siêu âm. Khi thai nhi được 20 tuần tuổi, siêu âm có thể phát hiện người mẹ có bị nhau tiền đạo hay không. Ngoài ra, các chuyên gia có thể sử dụng phương pháp xét nghiệm máu.

Chăm sóc bản thân như thế nào khi bị nhau tiền đạo?

Để tránh chảy máu nhiều, bạn cần giảm vận động, tốt nhất, nên nằm nghỉ ngơi trên giường. Đồng thời, mẹ bầu cần tuân thủ tất cả những điều sau:

Các biện pháp chữa trị nhau tiền đạo

Nếu thai chưa đủ 37 tuần và mẹ bầu chưa bị chảy máu nhiều, bác sỹ thường đưa ra những biện pháp sau:

Ngoài ra, mẹ bầu cần được siêu âm mỗi 1 cho đến 4 tuần. Bác sỹ cũng sẽ kết hợp đo sức khỏe thai nhi (Non Stress Test – NST) để chắc chắn thai vẫn phát triển khỏe mạnh.

Nếu bà bầu bị chảy máu nghiêm trọng, không những bầu cần được truyền máu mà bác sỹ còn có thể sẽ yêu cầu mổ lấy thai ngay để cứu mạng sống cho cả mẹ lẫn thai nhi. Quyết định mổ lấy thai phụ thuộc vào việc bầu có gần đến ngày dự sinh hay chưa và bầu có bị chảy máu nhiều không.

Từ tuần thứ 37, nếu bầu bị mất nhiều máu và nhau thai không che kín hết cổ tử cung, bác sỹ có thể sẽ đề nghị chuẩn bị cho 1 ca sinh thường. Trong ca sinh, bầu sẽ được theo dõi kỹ càng với sự thăm khám của các bác sỹ và trợ giúp từ các thiết bị máy móc. Tuy nhiên, nhiều khả năng là bầu sẽ được chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn.

Những trường hợp bắt buộc phải sinh mổ

Khi nhau tiền đạo nằm ở vị trí trung tâm và thai nhi đã lớn, thường từ khoảng 37 tuần tuổi trở đi, bác sỹ sẽ cho mổ ngay.

Nhau tiền đạo khiến mẹ bầu xuất huyết nhiều, ảnh hưởng đến tính mạng của người mẹ. Lúc này người mẹ thường có các biểu hiện như choáng, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, máu tạo cục, băng huyết. Nếu mất nhiều máu thì cần truyền máu bác sỹ sẽ mổ lấy thai.

Ngoài ra, mẹ bầu cần lưu ý rằng vị trí của nhau tiền đạo có thể thay đổi trong thai kỳ, vì vậy cần mẹ bầu cần được theo dõi thường xuyên để đưa ra biện pháp xử lý tốt nhất, đảm bảo an toàn cho mẹ và con.

adminyhoc

Recent Posts

Vi khuẩn đường ruột oxalobacter formigenes hỗ trợ điều trị sỏi thận

Cơ thể con người chứa đến hàng tỷ các vi sinh vật khác nhau bao…

2 hours ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư đại tràng

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

23 hours ago

JARDIANCE, empagliflozin điều trị đái tháo đường týp 2

JARDIANCE viên nén bao phim chứa 10 hoặc 25 mg empagliflozin. Thành phần tá dược:…

2 days ago

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến não như thế nào?

Hơn một thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra rằng vi khuẩn sống trong…

2 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột và trí thông minh

Hệ vi sinh đường ruột đảm nhiệm vai trò quan trọng trong cuộc sống của…

2 days ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh lý của cơ thể

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

2 days ago