Tin tức y học

Nhật Bản: Thử nghiệm thành công máu nhân tạo trên thỏ cứu mạng sống cho hàng triệu người

Với mong muốn có thể cứu giúp được nhiều bệnh nhân thoát khỏi cơn nguy kịch do thiếu máu. Mới đây các nhà khoa học tại Bệnh viện Đại học Y quốc phòng Nhật Bản đã phát triển và thử nghiệm thành công máu nhân tạo trên thỏ từ đó mở ra cơ hội sống sót cho hàng triệu người.

Cùng với sự phát triển của y khoa con người vẫn đang nỗ lực tìm kiếm thứ gọi là máu nhân tạo để có thể giúp đỡ nhiều người đang trong cơn nguy kịch. Nhưng một thách thức lớn đặt ra cho các nhà nghiên cứu để làm sao có thể tạo ra được máu nhân tạo có thể mang theo oxy và an toàn với con người vẫn là mục tiêu xa vời với khoa học hiện nay.

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Trước đó đã có rất nhiều cuộc nghiên cứu được diễn ra ví dụ như thay thế máu dựa vào huyết sắc tố. Mặc dù được đánh giá rất hứa hẹn nhưng thực tế đã chứng minh chúng rất độc hại với các cơ quan trong cơ thể người làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Mặc dù gặp phải những thách thức rất lớn trong quá trình nghiên cứu các nhà khoa học Nhật Bản tại Bệnh viện Đại học Y quốc phòng Nhật Bản đã phát triển và thử nghiệm thành công máu nhân tạo trên thỏ.

Nhóm nghiên cứu máu nhân tạo bao gồm Kohsuke Hagisawa, Manabu Kinoshita, Masato Takikawa, Shinji Takeoka, Daizoh Saitoh, Shuhji Seki và Hiromi Sakai là những người đã chế tạo ra tế bào hồng cầu và tiểu cầu nhân tạo.

Chúng bao gồm các chất mang oxy và chất cầm máu, tất cả được gói gọn trong các túi gọi là liposome. Trong quá trình nghiên cứu các nhà khoa học đã tiến hành truyền máu cho những con thỏ bị thương nặng, sáu trong số mười con thỏ đã sống sót.  Tỷ lệ sống sót của thỏ khi được truyền máu nhân tạo này tương đối cao khi được truyền một loại máu không phải là máu thực sự. Sau khi quan sát các nhà khoa học phát hiện những con thỏ được truyền máu cũng không có hiện tượng đông máu hay bất kỳ tác dụng phụ tiêu cực nào khác.

Bởi vì, thông thường các tế bào hồng cầu mang oxy chỉ có thể lưu trữ được ở nhiệt độ thấp trong khoảng 20 ngày. Trong khi tiểu cầu chỉ có thể tồn tại ở nhiệt độ phòng trong khoảng tối đa 4 ngày. Bên cạnh đó, các kỹ thuật viên cấp cứu cũng không thể tiến hành truyền máu mà không biết nhóm máu của bệnh nhân.

Nhưng với máu nhân tạo này, nó có thể lưu trữ ở nhiệt độ phòng trong hơn một năm và không phụ thuộc nhóm máu. Nếu sau này được thương mại hóa các bệnh viện, cơ sở y tế có thể truyền cho bệnh nhân mà không phải lo lắng đến tình trạng thiếu máu như hiện nay, giảm đáng kể tỷ lệ tử vòng và các chi phí khác.

 Phó giáo sư Manabu Kinoshita thuộc nhóm nghiên cứu cũng cho biết thêm: “Có những hòn đảo xa xôi và những khu vực khác không thể tiếp cận và phân phối máu được. Với máu nhân tạo, chúng ta có thể cứu sống được những người trước đây tưởng chừng không thể cứu được”.

Nghiên cứu về máu nhân tạo này đã được công bố trên Tạp chí Transfusion của Hiệp hội Ngân hàng Máu nước Mỹ.

Yhocvn.net (Trích lược theo Trí Thức Trẻ)

bien tap

Recent Posts

Đường ruột khoẻ tinh thần vui vẻ an yên

Khi đường ruột khỏe mạnh, hệ vi sinh đường ruột cân bằng giúp cho tinh…

2 hours ago

Các chủng vi khuẩn đường ruột liên quan đến đột quỵ, khả năng chậm phục hồi sau biến chứng

Mối liên hệ giữa một số vi khuẩn trong hệ vi sinh đường ruột liên…

4 hours ago

2 loại men vi sinh giúp giảm tình trạng tăng huyết áp

Các yếu tố gây ra huyết áp cao hoặc tăng huyết áp bao gồm ăn…

3 days ago

Phương pháp cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau kỳ nghỉ lễ

Sau guồng quay với những công việc bận rộn dịp nghỉ lễ là thờ gian…

3 days ago

Mối liên hệ giữa bệnh suy tim và hệ vi sinh đường ruột

Bệnh suy tim là một trong những bệnh lý tim mạch nguy hiểm, là tình…

3 days ago

Các loại đậu có tốt cho sức khỏe đường ruột không?

Nhìn chung, đậu và các cây họ đậu rất tốt cho sức khỏe, sức khỏe…

5 days ago