Theo các chuyên gia tai-mũi-họng, sử dụng tăm bông không thể làm sạch hoàn toàn ráy tai mà còn đẩy chúng vào sâu hơn trong ống tai, theo Huffington Post.
Ráy tai là một trong những “chất thải” mà mọi người luôn tìm cách loại bỏ nó khỏi tai. Cách phổ biến và được nhiều người lựa chọn chính là sử dụng tăm bông.
Mặc dù sử dụng tăm bông có thể mang lại cảm giác sạch sẽ và khô ráo, tuy nhiên phương pháp này lại mang đến nhiều tác hại và nguy cơ. Theo các chuyên gia tai-mũi-họng, sử dụng tăm bông không thể làm sạch hoàn toàn ráy tai mà còn đẩy chúng vào sâu hơn trong ống tai.
Người sử dụng tăm bông để vệ sinh tai cũng phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ. Những trường hợp phải đến phòng khám vì thủng màng nhĩ do sử dụng tăm bông, hoặc bị đầu tăm bông kẹt lại trong tai không phải hiếm.
Ngoài ra, việc vệ sinh tai quá thường xuyên cũng là một sai lầm. Ráy tai chứa các chất kháng khuẩn và chống nấm, vì vậy việc làm sạch chúng liên tục sẽ khiến cho tai dễ bị nhiễm trùng, biến chứng da và chàm ở tai ngoài.
Lưu ý khi vệ sinh tai bằng tăm bông: Các chuyên gia đã đưa ra một số lời khuyên để giảm thiểu những nguy cơ và mặt trái của việc sử dụng tăm bông khi vệ sinh tai, bao gồm:
– Chỉ vệ sinh tai nhiều nhất 3 lần/tháng.
– Nên vệ sinh tai ngay sau khi tắm vì khi đó ráy tai mềm và chảy ra, dễ dàng làm sạch bằng tăm bông.
– Đặt móng tay ở vị trí tiếp xúc giữa que và đầu bông để đảm bảo bạn không đưa tăm bông vào quá sâu.
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…