Người già luôn có nhu cầu cần có người lắng nghe tiếng lòng của họ.
Bà Trần Thị Mến ở phố Thái Hà, Hà Nội, mới 60 mà trông như đã ngoài 70. Bà già vì buồn, vì con cái đi làm, cháu thì đi học, nên suốt ngày cứ phải thu lu một mình trong ngôi nhà năm tầng. Sự buồn chán lâu ngày làm bà Mến gầy rộc đi, dù vẫn được con cái chăm sóc ăn uống đầy đủ. Đưa đi khám mơí biết bà bị trầm cảm.
Những trường hợp như bà Mến không phải là hiếm. Họ là nạn nhân của một dạng khủng hoảng tâm lý tuổi già. Căn bệnh này bắt nguồn từ sự buồn phiền, chán nản và mất niềm tin kéo dài và có thể dẫn đến suy giảm nghị lực, mất tập trung, mất ngủ, chán ăn và đi đến gầy yếu.
Những khủng hoảng tâm lý của người già thường xuất hiện cùng với tuổi tác. Về chủ quan, đó là do cơ năng sinh lý càng già yếu thì năng lực nhận thức và tự làm lấy trong cuộc sống càng giảm sút. Còn về khách quan là do xã hội và gia đình chưa quan tâm đúng mức.
Ảnh minh họa |
Các dạng khủng hoảng tâm lý
Tâm lý cô đơn: Nghỉ hưu ở nhà một mình không có con cháu, hàng xóm láng giềng bên cạnh, sau khi rời khỏi nơi công tác, cảm giác trống trải, thậm chí cảm thấy lạnh lẽo, bị bỏ rơi.
Tâm lý hoài cổ: Người già hay lưu luyến quá khứ, rất thích nhớ lại, kể lại những chuyện đã qua, nào là chuyện ngày xưa đi đong gạo bị mất sổ, đến chuyện đám giỗ phải chuẩn bi cả năm mới mua nổi cân giò. Và vì người già rất hay quên những gì mình vừa nói nên hay nói đi nói lại.Lại đám giỗ, lại giò, lại gạo.
Tâm lý bận tâm: Người già luôn canh cánh, lo lắng bên lòng về con cái, dẫu đã trưởng thành, làm bố, làm mẹ rồi. Có người con đã hai thứ tóc mà mỗi khi về chơi vẫn lo nó đói,
Tâm lý lo lắng bi quan: Người già cho rằng mình đã đến lúc sắp “đi” nên sinh ra tâm lý bi quan, lo buồn. Thế là thay vì lên đường đi chơi thì chỉ loay hoay xem đất, hậu sự
Tâm lý nóng nảy, phiền muộn: Sợ cô đơn, nhận thấy địa vị xã hội của mình càng ngày càng kém (không như trước khi nghỉ hưu), tinh thần dễ dao động, nôn nóng sinh ra cáu gắt…Hay phiền muộn, thương cảm, lo âu, mất ngủ.
Tâm lý đa nghi: Thính lực giảm, dễ nghe sai, hiểu sai ý người khác, thích suy đoán. Vì thế khó sống cùng với mọi người.
Khủng hoảng tâm lý vì tuổi tác là điều ai cũng sẽ phải trải qua, vấn đề là đối diện và khắc chế nó thế nào. Người già nên tiếp tục tiếp xúc nhiều với xã hội, với nhiều người ở mọi lứa tuổi khác nhau nhất là với thanh niên, hấp thu sức sống thanh xuân từ họ để tâm hồn mình giữ được sự trẻ trung làm những việc hợp với sức lực.
Ngoài ra, nên tập thể dục thể thao, kiểm tra sức khoẻ định kỳ, để cả thể xác và tinh thần được khoẻ mạnh. Để làm được điều này, nên tổ chức các cuộc dã ngoại, thường xuyên đi thăm hỏi bạn bè, người thân. Nếu có thể, nên tạo hoàn cảnh tiếp tục hoạt động nghề nghiệp, hoặc tham gia học thêm để bổ sung kiến thức, tăng khả năng giúp đỡ con cháu.
An Giang
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…