Thức ăn dạng lỏng
Trong thời gian mắc bệnh, người bệnh thường lên cơn sốt cao, chán ăn, cơ thể rất khó hấp thụ và chuyển hóa thức ăn, nhất là các món ăn cứng. Do đó, người nhà chỉ nên chuẩn bị những món ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa ở dạng lỏng như: cháo gạo tẻ, bột ngó sen, canh trứng, để người bệnh có thể dễ dàng tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Khi người bệnh vừa đỡ hơn thì không nên chuyển sang các món ăn cứng ngay mà chỉ nên chuyển dần sang ăn những loại thức ăn mềm để không gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Các món chế biến từ đậu
Dùng đậu xanh và đậu nành (đậu tương) với số cân bằng nhau, đem đi hầm nhừ với một chút đường đỏ cho người bệnh quai bị ăn. Hoặc có thể dùng đậu xanh đãi vỏ ninh nhừ ăn kèm với rau cải liên tục trong 3 – 5 ngày, bệnh sẽ thấy có tiến triển.
Rau xanh và trái cây
Rau xanh đem lại một nguồn lớn vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể, nhất là vitamin A là loại vitamin rất tốt cho hệ tiêu hóa của người bệnh. Do đó, người bệnh quai bị cần bổ sung thêm nhiều các loại rau xanh trong mỗi bữa ăn của mình.
Chế độ nghỉ ngơi
– Bệnh nhân cần được cách ly và nên nằm nghỉ suốt giai đoạn sốt, đến khi nào những triệu chứng của bệnh khỏi hẳn.
– Bệnh nhân mắc bệnh quai bị không được làm việc nặng, vì có thể làm cho tinh hoàn bị sưng.
– Áp một miếng gạc ấm để giảm đau vùng tuyến bị sưng.
Chế độ dinh dưỡng
– Uống nhiều nước là một cách giảm sưng hiệu quả. Tuy nhiên người mắc bệnh quai bị không nên uống nước ép trái cây có vị chua vì nó chứa nhiều thành phần axit, gây kích thích các tuyến mang tai, tạo nhiều nước bọt và gây đau nhiều hơn.
– Hạn chế thức ăn có chứa thành phần nếp (xôi, bánh chưng…) vì chúng có thể làm cho vùng hàm trở nên sưng to hơn.
– Nên chọn thức ăn dạng lỏng, mềm, dễ nuốt, hạn chế nhai nhiều.
Thói quen sinh hoạt
– Kiêng tắm nước lạnh: Người mắc bệnh quai bị chỉ nên tắm nước ấm, không được ngâm mình quá lâu trong nước. Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cũng chính là một trong những cách đẩy lùi bệnh.
– Kiêng ra gió: sẽ làm cho vùng quai bị sưng to hơn và tránh phát tán mầm bệnh ra môi trường không khí lây lan cho người khác.
Trường hợp bị viêm tinh hoàn nên mặc quần lót nâng dịch hoàn để giảm đau, giảm căng. Trường hợp bệnh tiến triển nặng, cần đưa bệnh nhân đến bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định dùng thuốc hạ nhiệt, giảm đau chống viêm hoặc rạch giải ép túi tinh nhằm giải phóng tinh hoàn khỏi chèn ép và ngăn ngừa teo tinh hoàn thứ phát sau đó.
Nguồn: Phunutoday
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…