Thạc sĩ, lương y đa khoa Vũ Quốc Trung, khoai lang là loại củ có vị ngọt, tính bình. Củ này có tác dụng bổ trung ích khí, dưỡng huyết, sinh tân dịch, hòa vị, thông đại tiện, hạ khí,… Khoai lang thường được dùng chữa một số bệnh đại tiện táo kết, viêm phế quản, đau thắt ngực, xơ vữa động mạch, thấp khớp, lỵ, sang lở ngoài da và hỗ trợ điều trị một số bệnh ung thư như ung thư vú, đại tràng. Ngoài ra, một số người có cảm giác nóng bụng khi ăn khoai lang là bởi củ này có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói làm tăng tiết dịch vị dẫn đến nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, cần ăn kết hợp các thực phẩm mát như trái cây, rau củ.
Còn thạc sĩ, bác sĩ Dzoãn Thị Tường Vi, nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198 cho biết, khoai lang là sự lựa chọn số một cho những người muốn giảm béo. Bởi năng lượng có trong khoai lang rất ít, chỉ bằng 1/3 so với cơm và 1/2 so với khoai tây. Loại củ này không chứa chất béo và cholesterol, ngăn ngừa quá trình chuyển hoá đường trong thức ăn thành mỡ và chất béo trong cơ thể. Ăn khoai lang trước bữa ăn sẽ tạo cảm giác no bụng, vì thế sẽ giảm được lượng thức ăn hấp thụ trong bữa ăn chính. Đối với bệnh nhân đái tháo đường, loại củ này rất hữu ích.
Ứng dụng chữa bệnh tuyệt vời từ khoai
Nhiều năm nghiên cứu về ứng dụng của các loại cây củ quen thuộc, lương y Vũ Quốc Trung chia sẻ một số ứng dụng chữa bệnh rất hiệu quả từ củ khoai lang như sau:
Phòng ung thư đại tràng: Khoai lang nấu ăn hàng ngày từ 20-40 g.
Hỗ trợ điều trị ung thư vú: Khoai lang giã nát, đắp bên ngoài, có tác dụng giảm đau, giảm sưng.
Hỗ trợ điều trị ung thư gan, vàng da, già sớm, ngăn vữa xơ động mạch: Ăn khoai lang hàng ngày.
Chữa đại táo kết: Khoai lang nấu chè với hạt vừng, bột sắn dây, thêm chút mật ong, ăn hàng ngày.
Hoặc: Khoai lang một củ, gọt sạch lấy vỏ, giã nát hoặc xay sinh tố và uống.
Chữa co thắt động mạch vành gây đau thắt ngực: Khoai lang nấu canh với mộc nhĩ, nấm hương, ăn liền trong 10-15 ngày. Bài thuốc này cũng có tác dụng làm giảm mỡ trong máu, thông huyết mạch.
Chữa viêm phế quản: Khoai lang 30 g, lá dâu 20 g, nấu canh ăn ngày một lần, ăn liên tục trong vài ngày.
Chữa đái tháo đường: Khoai lang, củ mài, nấu canh hoặc nấu chè ăn hàng ngày. Hoặc lá khoai tươi 200 g, bí đao 100 g, sắc uống một thang/ngày.
Chữa mụn nhọn, lở ngứa: Khoai lang giã nát, đắp lên chỗ tổn thương.
Phòng áp xe do tiêm: Ngay khi mới sưng tấy, lấy củ khoai giã nát đắp lên vùng tiêm mới sưng tấy.
Chữa viêm dạ dày do thiếu axit, hoàng đản, quáng gà: Khoai lang 500 g rửa sạch, giã nhỏ, chắt lấy nước, cho thêm đường, đu kỹ rồi uống. Bạn cũng có thể nướng chín bóc ăn.
Chữađi lỵ: Khoai lang 500 g, rửa sạch, cắt lát cho vào nước đun thêm gạo hoặc từ từ cho thêm 60 g bột ngô đun thành cháo đặc ăn.
Chữa mụn nhọt, viêm tuyến sữa chưa bị vỡ ra: Khoai lang trắng rửa sạch, gọt vỏ đập nát cho vào chỗ đau. Cũng có thể đun chín cho thêm tỏi đập trộn lẫn đắp vào ngoài da ở chỗ đau.
Chữa đau bụng sau khi sinh: Khoai lang 250 g, nướng chín bỏ vỏ, ăn với rượu mùi khoảng một chén nhỏ. Sau khi ăn uống một chén canh đường đỏ với gừng.
Chữa phù thũng: Khoai lang 250 g, gừng sống 2 lát. Đem củ khoai khoan thành một lỗ nhỏ, đút lát gừng sống vào, nướng chín. Mỗi ngày 2 lần ăn vào sáng và chiều.
Chữa bệnh tiểu đường: 100 g lá khoai, bí xanh, đun chín và ăn.
Chữa sau khi đẻ thiếu sữa: 250 g lá khoai, 200 g thịt lợn lang, rửa sạch lá khoai, cắt nhỏ. Thịt rửa sạch xắt miếng nhỏ cho vào nồi nêm gia vị, thêm nước. Lúc đầu đun lửa to cho sôi, sau hầm lửa nhỏ cho nhỏ thịt nhừ làm canh.
Hà Quyên
Nguồn: zing
Quá trình nhai nuốt thức ăn hàng ngày không khí có thể đi vào cơ…
Hệ tiêu hóa bao gồm hệ thống các cơ quan đảm nhiệm vai trò quan…
Ô nhiễm môi trường là chủ đề được quan tâm của Việt Nam cũng như…
Muối rất cần thiết đối với cơ thể tuy nhiên thừa muối gây ra nhiều…
Theo thống kê của WHO đến thời điểm hiện tại toàn cầu có hơn 300…
Gan đảm nhiệm vai trò thanh lọc và đào thải độc tố trong cơ thể…