Mang thai

Ngôi thai ngược: Không thể thay đổi tư thế thai nhi

Các bác sỹ sản khoa cho biết, với trường hợp ngôi thai ngược, không có phương pháp nào có thể giúp thai nhi xoay đầu cho thuận bởi thai nhi sẽ tự điều chỉnh tư thế nằm.

Theo Tiến sỹ, bác sỹ Lê Thu Hà (trưởng khoa hậu sản M- Bệnh viện Từ Dũ) cho biết, trong y khoa, ngôi thai ngược hay còn gọi là ngôi mông (đầu bé hướng lên trên, mông quay xuống dưới phía tử cung của mẹ). Và hầu hết, các trường hợp ngôi thai ngược đều không có cách nào điều chỉnh, thay đổi tư thế của thai nhi.

Nguyên nhân ngôi thai ngược

Bác sỹ Hà nêu rõ, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến mang thai ngược như tử cung có khối u, u xơ tử cung, tử cung hai sừng, dạ con có những khuyết tật, vùng xương chậu của sản phụ hẹp hơn bình thường, nước ối quá nhiều hoặc quá ít, cuống nhau quá ngắn, vết sẹo mổ đẻ lần trước… Tuy nhiên, cũng có những trường hợp chẳng có nguyên nhân cụ thể nào nhưng ngôi thai vẫn bị ngược.

Thông thường, ở tuần thai thứ 28, nếu thai nằm ngược thì vẫn có khả năng thai sẽ thuận. Tuy nhiên, nếu đến tuần thứ 36, thai vẫn chưa xoay chiều, khi đó sản phụ sẽ phải chấp nhận sinh con trong trạng thái thai ngược.

Bác sỹ Lê Thu Hà khẳng định, không thể thay đổi tư thế thai nhi khi ngôi thai bị ngược

Phương pháp giúp thai “xoay đầu”

Bác sỹ Hà nhấn mạnh, ngoài phương pháp tự nhiên, tức là để cho thai nhi tự xoay chiều, rất ít các phương pháp tác động từ bên ngoài có thể thành công bởi thai nhi sẽ tự bình chỉnh theo tư thế thoải mái, quen thuộc nhất với bé. Nếu điều chỉnh được để cho thai thuận thì sau đó bé sẽ tiếp tục quay ngược đầu lại, đúng với tư thế cũ. Vì vậy, với các trường hợp thai ngược cần phải hết sức lưu ý, quan tâm đến sản phụ, đặc biệt là trong quá trình sinh đẻ.

“Trước đây, chúng ta thường sử dụng phương pháp ngoại xoay thai (ECV) để giúp thai nhi xoay đầu đúng tư thế. Tuy nhiên, phương pháp này hiện nay không còn mấy ai áp dụng vì có rất nhiều nguy hiểm”, bác sỹ Hà nhấn mạnh. Theo đó, phương pháp này chỉ được tiến hành khi thai nhi ở tuần thứ 37, các bác sỹ sẽ tiêm thuốc làm giãn tử cung của thai phụ là tác động, xoay thai về vị trí thuận. Tuy nhiên, phương pháp này có rất nhiều rủi ro như: giảm nhịp tim thai, nhau thai bị đứt khỏi thành tử cung, dây rốn quấn cổ thai nhi. Khi đó, thai phụ bắt buộc phải sinh mổ.

Các phương pháp giúp thai nhi xoay đầu không thực sự có hiệu quả và rất nguy hiểm

Bên cạnh đó, nhiều thai phụ còn thực hiện theo phương pháp tự nhiên như nằm chúc đầu thấp xuống phía dưới, mông đẩy lên cao trong khoảng 5-10 phút. “Tuy nhiên, cách làm này cũng không thực sự có nhiều tác dụng, nhiều khi còn nguy hiểm cho thai nhi nên hiện nay cũng ít người áp dụng”, bác sỹ Hà nói.

Chẩn đoán trước khi sinh và lựa chọn phương pháp sinh phù hợp

Với trường hợp ngôi thai ngược, việc “vượt cạn” của các mẹ theo phương pháp sinh thường hay sinh mổ sẽ do bác sỹ chỉ định, tùy thuộc vào tình hình, thể trạng của từng sản phụ. Các yếu tố chính cần được xem xét: tuổi của thai phụ (thông thường, thai phụ trên 30 tuổi sẽ đẻ mổ), những đặc điểm của bộ phận sinh dục, kích thước vùng xương chậu của thai phụ, độ mở của tử cung, trọng lượng ước tính của thai nhi.

Đối với những thai nhi nặng khoảng 2,5 kg- 3kg, các thai phụ vẫn có thể sinh đẻ bình thường. Khi đẻ, đầu của thai là phần quan trọng nhất, nếu ra sau cùng sẽ khiến cho thai rất dễ bị ngạt nặng và dễ bị mắc lại trong khung xương chậu, càng làm cho tình huống trở nên nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng của cả mẹ và bé.

Sản phụ mang thai ngược không nên quá lo lắng

“Vì thế, đỡ đẻ ngôi ngược là việc rất khó, đòi hỏi thầy thuốc phải là người cực kỳ có kinh nghiệm. Ngay cả các thầy thuốc lành nghề cũng không ai dám đảm bảo không để xảy ra tai biến đối với thai nhi. Vì vậy tại Việt Nam và các nước trên thế giới, các thầy thuốc thường khuyên các bà mẹ mang thai ngược chấp nhận việc mổ lấy thai khi bắt đầu chuyển dạ”, bác sỹ Hà nhấn mạnh.

Đặc biệt, với những thai ngôi ngược nặng trên 3kg, tốt nhất là nên đẻ mổ.

Có tránh được ngôi thai ngược?

“Chúng ta chỉ có thể nhận biết ngôi thai ngược bằng các phương pháp tự nhiên và siêu âm, không thể tránh được ngôi thai ngược”, bác sỹ Hà cho biết.

Đồng thời, bác sỹ Hà cũng đưa ra lời khuyên: “Hiện nay, vấn đề ngôi thai ngược không phải quá xa lạ, dị biệt, y học hiện đại hoàn toàn có thể giúp mẹ “vượt cạn” thành công mà không có bất kỳ khó khăn, trở ngại cũng như biến chứng nào đối với thai nhi. Vì vậy, thai phụ không nên quá lo lắng khi gần đến ngày sinh mà ngôi thai vẫn ngược”.

Minh Hồng

adminyhoc

Recent Posts

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

3 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

1 week ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

1 week ago