Các nhà khoa học Australia cho rằng có thể chế ra con mắt nhân tạo cho người thị lực kém dựa trên những hiểu biết về tầm nhìn của loài chuồn chuồn.
|
Ảnh: Fox News. |
Liệu con người có thể học được gì từ chuồn chuồn? Fox News đưa tin, các nhà khoa học Australia đã nghiên cứu phát triển một hệ thống thông minh nhân tạo dựa trên tầm nhìn của chuồn chuồn với mong muốn cải thiện thị lực ở những bệnh nhân gần như mù lòa.
Đăng kết quả nghiên cứu trên tờ Journal of the Royal Society Interface, các nhà khoa học giải thích làm thế nào một chương trình máy tính có thể mô phỏng lại thị giác của chuồn chuồn. So với người, chuồn chuồn phân biệt chi tiết và hình dạng đồ vật kém hơn. Chúng lại là một trong những kẻ săn mồi nguy hiểm nhất giới côn trùng nhờ tầm nhìn rộng cùng khả năng phát hiện chuyển động cực nhanh và chính xác.
Các nhà nghiên cứu cho rằng có thể kết nối võng mạc với một máy quay video để chuyển đổi hình ảnh thành các xung điện truyền tín hiệu đến não. “Bắt chước” tầm nhìn 360 độ của chuồn chuồn giúp bệnh nhân thị lực kém nhận biết nếu có ai đó đột nhiên xuất hiện gần họ. Hệ thống thông minh nhân tạo trên còn được kỳ vọng sẽ giúp ứng dụng dễ dàng hơn các công nghệ khác như robot và xe hơi không người lái.
Minh Nguyên
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…