Categories: Sức khoẻ

“Nghiện” ăn lẩu dễ mắc những bệnh gì?

Là món ăn quen thuộc của người Việt trong các buổi tụ tập gia đình hoặc bạn bè, nhưng lẩu lại là một món ăn có thể gây hại cho sức khỏe nếu ăn quá thường xuyên.

Gây bệnh cho đường tiêu hóa

Khi ăn lẩu, nhiều người thường thả thức ăn vào nồi nước dùng đang sôi rồi gắp ra ngay để ăn tái. Tuy nhiên, thói quen này có thể khiến thực phẩm vẫn còn vi khuẩn, ký sinh trùng gây hại cho sức khỏe và đường tiêu hóa. Trên thực tế, việc rửa sạch và nhúng qua nước nóng không thể tiêu diệt hết được những loài ký sinh trùng bám trên thực phẩm, đặc biệt là rau, thịt.

Vì vậy, bạn hãy lưu ý nhúng đồ ăn chín hẳn khi ăn lẩu. Nhưng với rau xanh cũng không nên để quá lâu vì có thể làm mất chất.

Ngoài ra, việc kết hợp cùng lúc nhiều loại thực phẩm cũng tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh đường tiêu hóa. Bạn hãy lưu ý không nên sử dụng cùng lúc các thức ăn kỵ nhau trong một nồi lẩu vì có thể gây ngộ độc.

Bên cạnh đó, lẩu thường được chế biến với rất nhiều nguyên phụ liệu tươi sống chứa rất nhiều sán dây như thịt dê, thịt bò, đặc biệt là thịt heo. Nếu không được chế biến kỹ, các loại ký sinh trùng trong thực phẩm không bị diệt trừ hoàn toàn, khi ăn vào cơ thể sẽ gây ra các bệnh về tiêu hóa.

Ung thư đại trực tràng

Là món ăn được nhiều người ưa thích, ít ai nghĩ rằng lẩu lại có thể là món ăn dẫn đến bệnh ung thư đại trực tràng nếu ăn thường xuyên.Lẩu là món ăn được đun sôi liên tục trong thời gian dài. Quá trình này khiếncác axit amin của thực phẩm bị hòa tan trong nước, sinh ra lượng lớn nitrite có khả nănggây ung thư.

Nhiệt độ tối đa mà các cơ quan nhưkhoang miệng, cuống họng và dạ dày của con người chịu được là 50-60 độ C. Khi ăn thực phẩm quá nóng có thể dẫn đến tổn thương niêm mạc dạ dày, gây bệnh viêm dạ dày cấp tính hoặc viêm thực quản cấp tính. Nếu không được chữa trị kịp thời bệnh có thể phát triển lên viêm loét dạ dày, thậm chí hình thành khối u trong ống tiêu hóa.

Ngoài ra, gia vị cay nóng kèm với nhiệt độ cao của đồ ăn sẽ gây kích thích đường tiêu hóa, gây hại cho sức khỏe của bạn. Vì vậy, đồ ăn gắp từ nồi lẩu ra bạn nên cho vào bát để nguội bớt, sau đó mới ăn.

Rối loạn tiêu hóa

Thông thường khi ăn lẩu mọi người sẽ vừa ăn, vừa nói chuyện lai rai, đôi khi bữa ăn kéo dài đến vài tiếng đồng hồ và đây thực sự là thói quen gây hại cho sức khỏe. Ăn quá lâu làm tăng lượng cholesterol trong máu, gâyrối loạn đường tiêu hóa.

Ngồi ăn quá lâu còn khiến dạ dày phải làm việc liên tục. Các loại dịch vị, dịch tụy dịch mật phải tiết ra nhiều, liên tục có thể làm bạn bị đau bụng, đi ngoài, thậm chí viêm lá lách mãn tính. Vì vậy, bạn không nên ngồi ăn lẩu quá 2 tiếng và mỗi tuần cũng không nên ăn lẩu quá 1 lần.

Thực phẩm mất chất, sinh chất độc hại cho sức khỏe

Không chỉ khiến hàm lượng nitric tăng cao, việc nước lẩu bị đun quá lâu còn khiến các loại vitamin bị phân hủy, chất béo bão hòa gây hại cho cơ thể.

Trong khi ăn tái gây nguy cơ nhiễm ký sinh trùng thì nhúng thức ăn quá kỹ lại làm mất vị ngon của món ăn, làm mất chất. Vìvậy, thời gian nhung thực phẩm vô cùng quan trọng, và lý tưởng là nhúng thịt trong 10 phút, hải sản 15 phút, và rau là khoảng 1 – 2 phút tùy loại.

Ngoài ra, để nồi lẩu ngon và an toàn cho sức khỏe, bạn nên thay nước lẩu mới sau 60 phút.

Nguy cơ nhiễm giun sán, ngộ độc thực phẩm

Những loại rau phổ biến khi ăn lẩu là rau cần, rau cải, cải cúc, cải thảo,.. Tuy nhiên, nếu rửa không sạch, bạn sẽ có nguy cơ nhiễm các loại giun sán, nang sán, vi khuẩn từ các loại rau này. Nặng hơn nữa là có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc thức ăn.

Chính vì vậy, hãy đảm bảo rau được nhặt kỹ, rửa sạch nhiều lầnvà ngâm trong nước muối để loại bỏ các loại ký sinh trùng gây bệnh.

Dễ bị đau dạ dày

Những ngày thời tiết mát mẻ mà ăn lẩu thì không gì tuyệt vời bằng, đặc biệt là món lẩu chua cay. Tuy nhiên, món ăn khoái khẩu nàysẽ ảnh hưởng lớn đến dạ dày và các cơ quan tiêu hóa khác.

Vị chua, cay tác động lên niêm mạc dạ dày, nhẹ thì đau dạ dày, nặng thì gây phù nề, xung huyết, viêm loét dạ dày.

Dương Thùy

Nguồn: Emdep

adminyhoc

Recent Posts

Mất cân bằng vi khuẩn đường ruột gây rối loạn tự kỷ

Theo các số liệu thống kê từ Liên Hợp Quốc cho thấy hiện có 1%…

8 hours ago

Vi khuẩn đường ruột oxalobacter formigenes hỗ trợ điều trị sỏi thận

Cơ thể con người chứa đến hàng tỷ các vi sinh vật khác nhau bao…

1 day ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư đại tràng

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

2 days ago

JARDIANCE, empagliflozin điều trị đái tháo đường týp 2

JARDIANCE viên nén bao phim chứa 10 hoặc 25 mg empagliflozin. Thành phần tá dược:…

3 days ago

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến não như thế nào?

Hơn một thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra rằng vi khuẩn sống trong…

3 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột và trí thông minh

Hệ vi sinh đường ruột đảm nhiệm vai trò quan trọng trong cuộc sống của…

3 days ago