Sức khoẻ

Nghèo đói, cơ cực làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ

Sa sút trí tuệ là một căn bệnh thường gặp ở tuổi già do các bộ phận bị lão hóa theo thời gian. Tuy nhiên bệnh cũng có thể gặp ở những người trẻ tuổi do áp lực công việc, stress. Đặc biệt mới đây các nhà khoa học còn phát hiện người nghèo đói, cơ cực cũng làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ.

Sa sút trí tuệ gây ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống?

Trong y khoa, sa sút trí tuệ là sự giảm sút khả năng ghi nhớ và nhận thức của một con người.

Ở giai đoạn ban đầu, nhẹ là mất trí nhớ gần, trí nhớ không rõ ràng, hay quên. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn sau, người bệnh sẽ tăng tần suất mất trí nhớ  dẫn đến lú lẫn.

Hậu quả của sa sút trí tuệ là gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày gồm vệ sinh cá nhân kém do lúc nhớ lúc quên, sử dụng các thiết bị điện, ga thiếu an toàn, tình dục kém… Đối với người cao tuổi bị sa sút trí tuệ thường dẫn đến trầm cảm, lo âu buồn phiền và có cảm giác cô đơn.

Nghèo đói làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ

Theo hãng tin UPI, kết quả nghiên cứu mới cho thấy con người khi lâm vào cảnh nghèo khổ sẽ làm gia tăng đáng kể rủi ro sa sút trí tuệ.

Sau quá trình nghiên cứu, khảo sát trưởng nhóm nghiên cứu Dorina Cadar thuộc Đại học London (Anh) cho biết “Nghiên cứu của chúng tôi xác nhận rủi ro sa sút trí tuệ giảm đi ở những người cao tuổi giàu có so với những người có ít nguồn lực kinh tế hơn. Các chiến lược y tế dành để ngăn chặn sa sút trí tuệ nên nhằm vào những lỗ hổng kinh tế – xã hội nhằm thu hẹp cách biệt y tế và bảo vệ nhưng người đặc biệt thiệt thòi”.

Trong quá trình nghiên cứu, chuyên gia Cadar và các cộng sự đã thu thập dữ liệu của hơn 6.200 đàn ông và phụ nữ từ 65 tuổi trở lên. Kết quả 7% trong số này đã bị sa sút trí tuệ trong 12 năm từ 2002-2003 đến 2014-2015. Nhóm chuyên gia ghi nhận rủi ro sa sút trí tuệ cao hơn 50% ở những người nghèo nhất, so với những người giàu nhất. Tuy nhiên phát hiện này độc lập với trình độ học vấn, mức độ thiếu thốn và các tác nhân sức khỏe nói chung.

Từ luận điểm trên, các nhà nghiên cứu cho biết công trình của họ không chứng minh được tình trạng nghèo khổ trực tiếp khiến tình trạng sa sút trí tuệ gia tăng, mà chỉ có một mối liên hệ. Kết quả khoa học này cũng đã được công bố trên chuyên san JAMA Psychiatry.

Nghèo đói, cơ cực làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ

Theo Thanhnien.vn

 

adminyhoc

Recent Posts

Bệnh Crohn, Viêm loét đại trực tràng và SIBO: Mối liên hệ là gì?

Nếu nghi ngờ mình mắc bệnh Crohn, viêm loét đại trực tràng hoặc vấn đề…

3 hours ago

Bệnh ung thư tiến triển từ vi khuẩn đường ruột ở người béo phì

Theo các số liệu thống kê từ tổ chức y tế thế giới (WHO) cho…

2 days ago

Tập thể dục tác động đến hệ vi sinh đường ruột như nào?

Lời khuyên của chúng tôi là bạn không cần một thói quen tập thể dục…

2 days ago

Tương tác hai chiều giữa hệ vi sinh đường ruột và sự gần gũi của các cặp đôi

Các nhà khoa học đã phát hiện quần thể vi khuẩn sống trong ruột non…

2 days ago

Tổ hợp các căn bệnh về đường ruột

Bệnh đường ruột có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào gồm nhiều…

4 days ago

Ảnh hưởng của chế độ ăn uống, tập luyện lên hệ vi sinh đường ruột khi cơ thể bị lão hóa

Hệ vi sinh đường ruột chứa rất nhiều vi khuẩn và các vi sinh vật…

4 days ago