Categories: Tin tức y học

Ngạt mũi, dùng thuốc gì?

Thời tiết se lạnh chuyển mùa, nếu chúng ta không chú ý giữ gìn sức khoẻ rất dễ mắc bệnh đường hô hấp như viêm mũi.

Thời tiết se lạnh chuyển mùa, nếu chúng ta không chú ý giữ gìn sức khoẻ rất dễ mắc bệnh đường hô hấp như viêm mũi. Ngạt mũi và chảy nước mũi… là những triệu chứng khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Người bệnh có thể dùng các thuốc sau:

Nước muối sinh lý: Dùng dung dịch nước muối loãng hoặc NaCl 0,9% (nước muối sinh lý) để rửa mũi. Cần lưu ý, rửa mũi chứ không phải nhỏ mũi nên lượng nước muối đưa vào mũi phải nhiều chứ không phải chỉ một vài giọt. Ở trẻ lớn hoặc người lớn có thể dùng xilanh bơm nước muối vào hốc mũi, sau đó cúi xuống và nhẹ nhàng xì sạch dịch mũi. Thực hiện như vậy vài lần vào các buổi sáng, chiều, tối. Rửa mũi có tác dụng làm sạch mũi, làm loãng dịch tiết trong mũi và chống khô mũi. Trước khi dùng các thuốc điều trị khác, ta cần làm sạch mũi bằng nước mũi sinh lý (rửa mũi). Rất nhiều trường hợp chỉ cần rửa mũi đúng cách đã đạt hiệu quả rõ rệt.

Rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý.

Thuốc chống dị ứng: Một trong những thuốc chống dị ứng có thể dùng như chlorpheniramin. Đây là thuốc rất hiệu quả khi điều trị triệu chứng dị ứng như chảy nước mũi trong viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch do histamin… nhưng rất nhiều trường hợp lại không dùng được thuốc này như người bệnh đang cơn hen cấp, người có triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt, glocom góc hẹp, người cho con bú, trẻ sơ sinh và trẻ đẻ thiếu tháng, loét dạ dày chít, tắc môn vị – tá tràng… Thuốc lại có thể gây ngủ gà, chóng mặt, hoa mắt, nhìn mờ, và suy giảm tâm thần vận động trong một số người bệnh và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng lái xe hoặc vận hành máy nên cần tránh dùng cho người đang lái xe hoặc điều khiển máy móc… đòi hỏi sự tỉnh táo. Không uống rượu khi đang dùng thuốc, vì rượu sẽ làm cho tác dụng an thần của thuốc tăng lên.

Thuốc điều trị nghẹt mũi, làm thông mũi: Gồm các thuốc có tác dụng làm co mạch như naphazolin, xylometazolin, oxymetazolin… Các thuốc này có rất sẵn trong các nhà thuốc. Khi nhỏ thuốc vào niêm mạc mũi, thuốc giúp giảm sưng và sung huyết làm cho mũi hết ngạt và dễ thở tạm thời. Cụ thể: giảm triệu chứng ngạt mũi và giảm sung huyết trong các trường hợp viêm mũi cấp tính hoặc mạn tính, viêm xoang, cảm lạnh, cảm mạo hoặc dị ứng đường hô hấp trên, đau đầu hoặc viêm tai giữa cấp liên quan tới sung huyết mũi… Thuốc được dùng dưới dạng nhỏ mũi hoặc khí dung xịt vào mũi, có tác dụng nhanh, duy trì trong nhiều giờ. Vì thế mỗi ngày chỉ nên nhỏ từ 2 – 3 lần. Không nên dùng thuốc quá 3 ngày. Khi dùng thuốc nhỏ mũi liên tục 3 ngày không đỡ người bệnh cần ngừng thuốc và đi khám bệnh.

Không dùng thuốc kéo dài vì dễ có tác dụng ngược, làm mũi bị ngạt nhiều hơn (tình trạng viêm mũi do thuốc). Các trường hợp sau không nên dùng thuốc này như người bị tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, mạch nhanh, người bị viêm mũi mạn tính.

Dược sĩ Hoàng Thuỷ

Nguồn: suckhoedoisong.vn

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

12 hours ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

12 hours ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago