Trước hết để đánh giá được sự thật về khả năng nhìn của nhân vật siêu anh hùng thuộc dạng “thần thánh” nhất thế giới truyện tranh của DC, ta cần xác định lại ngắn gọn cách thức con mắt của người “phàm trần” như chúng ta nhìn thấy mọi thứ. Những yếu tố về cơ bản gồm:
Tròng mắt: một tấm kính có khả năng tự điều chỉnh mình giúp con người tập trung nhìn được vào những vật nằm xa và gần, vai trò chính của tròng là tập trung ánh sáng vào võng mạc.
Võng mạc: nói một cách đơn giản là một bộ phận nhạy cảm với ánh sáng, tia sáng sáng được điều tiết bởi tròng mắt và đưa thông tin này đến với não.
Tia sáng: là một dạng bức sóng điện từ phát ra từ một nguồn sáng hoặc phản chiếu lại từ một đồ vật tới tròng mắt. Con người hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn sáng từ bên ngoài vì không có bất cứ khả năng phát sáng nào.
Ta sẽ sử dụng 3 tiêu chí trên để đánh giá tính thực tế sức mạnh nhìn xuyên thấu của Superman. Và đến đây bài học nhắc lại chương trình sinh học cấp II đã chính thức khép lại.
Vậy Superman có thể có khả năng nhìn xuyên thấu bằng X-quang không?
Câu trả lời ngắn gọn: Có. Nhưng nếu sống trong thế giới truyện tranh DC, tôi và bạn có lẽ không nên thể hiện sự hâm mộ của mình với siêu anh hùng “giả mạo nhà báo” này bằng cách quây quần xin chữ ký, vì chắc chắn bất cứ ai đến gần anh sẽ sớm mắc phải đến vài loại ung thư khác nhau cùng một lúc.
Câu trả lời dài hơn nếu bạn thật sự quan tâm (bạn đã được cảnh báo):
X-Quang là gì?
X-Quang như ánh sáng thông thường thuộc dải quang phổ điện tử nhưng có tần số hoạt động và bước sóng hoàn toàn khác. Đây cũng là lý do con người không nhìn thấy X-quang, đơn giản quá trình tiến hóa đã không thiết kế đôi mắt con người theo cách ấy.
Và với bước sóng siêu ngắn và tần số siêu lớn như vậy, tia sáng X-quang tương tác với đồ vật và chất liệu khác với ánh sáng thông thường, chúng có thể tùy theo nguồn sáng xuyên qua những chất liệu đồ vật khác nhau, chất liệu càng dày đặc như xương người hay than chì thì càng khó xuyên qua hơn so với vải vóc hay da thịt con người và đòi hỏi nguồn X-quang mạnh mẽ hơn..
Quan sát một máy chụp X-quang thường được tìm thấy trong bệnh viện (bạn sẽ thấy các dạng máy này nhiều hơn nếu bắt chước những pha hành động của Superman ở ngoài đời) ta thấy đằng trước máy chụp thường có một màn chắn, và thật ra màn chắn này có tác dụng tiếp nhận tia X-quang không khác gì võng mạc con người. Và với công nghệ “Backscatter” thường được áp dụng trong máy quét tại các sân bay, màn chắn sẽ nằm ngay cạnh thiết bị phát sáng nhưng vì vậy công nghệ này chỉ cho ta tiếp nhận hình ảnh từ một phía của đồ vật thay vì cả 2 phía.
Và khi đánh giá khả năng nhìn xuyên thấu của Superman sử dụng công nghệ X-quang, xét về ba tiêu chí trên ta có :
Tròng mắt: Tròng của Superman có lẽ sẽ có cấu tạo và có thể là chất liệu khác chúng ta khi mà tầm nhìn xa của Superman gần như vô hạn.
Võng mạc: Do máy chiếu chụp X-quang không phải là một thiết bị hoang đường không có thật, một nhãn cầu sinh học có khả năng nhìn thấy X-quang rất có khả năng thực sự tồn tại (tuy không có động vật nào trên trái đất có thể nhìn thấy tia X-quang).
Tia sáng: Đây mới thực sự là yếu tố quyết định vì mặc dù xung quanh ta có tồn tại một lượng X-quang siêu nhỏ nhưng để có thể nhìn xuyên qua tường bê tông và sắt thép thì một nguồn tia X-quang cực mạnh là hết sức cần thiết. Nguồn tia sáng này sẽ phải phát ra từ chính cơ thể Superman. Được biết, tia Gamma và X-quang đều có khả năng phá liên kết phân tử và nguyên tử gây ra các loại ung thư ở người.
Một nghiên cứu về khả năng gây bệnh ung thư của máy quét X-quang “Backscatter” tại các trạm sân bay Hoa Kỳ cho thấy nếu 1 triệu người trong một năm quét X-quang 520 lần, 4 người trong số họ sẽ mắc bệnh ung thư. Nhưng sự thật là những máy scan này chỉ có khả năng nhìn xuyên thấu qua quần áo trong khoảng cách ngắn chứ hoàn toàn không có khả khả năng nhìn xuyên qua da thịt. Vì vậy so sánh việc này với khả năng nhìn xuyên thấu hàng loạt tòa nhà, hầm trú ẩn sắt thép trong khoảng cách không thể xác định của Superman (tuy trong nhiều phiên bản truyện, nhân vật này không có khả năng nhìn xuyên qua kim loại “chì”) là hết sức khập khiễng.
Và vì Superman luôn trong tư thế cảnh giác, tầm nhìn “siêu anh hùng hành tinh Krypton” của chúng ta dù có điều chỉnh được đi nữa, khả năng phát tia X-quang của anh chắc chắn luôn được “vặn lên hết cỡ”.
Vậy ta có thể kết luận một cách tự tin rằng nếu khả năng X-quang của Superman là có thật, với kiến thức hiện tại về vật lý của con người, khả năng ấy chắc chắn sẽ mang đến hậu quả khôn lường cho những người anh mong muốn được “cứu giúp”.
Nguồn: GenK
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…