Đột quỵ không có triệu chứng báo hiệu kéo dài nên không ai có thể biết trước mình sẽ bị đột quỵ.Chính vì thế, bạn hãy nắm vững những dấu hiệu sau đây là có thể phát hiện sớm chứng đột quỵ ở bản thân hay những người xung quanh để có thể cấp cứu kịp thời.
Đột quỵ là căn bệnh cấp tính, đột ngột, có tính chất nguy hiểm cao. Bệnh có thể khiến cho phần não liên quan bị tổn thương, không thể hoạt động được.
Người bị đột quỵ rơi vào tình trạng bỗng dưng đổ gục xuống, hôn mê, đối mặt với di chứng tàn tật, thậm chí tử vong.
Chính vì tính chất nguy hiểm của căn bệnh này, nên việc phòng ngừa nguy cơ xảy ra đột quỵ rất quan trọng.
Có rất nhiều dấu hiệu rõ ràng về đột quỵ như liệt một bên mặt, tay hay chân và nói lắp. Nhưng cũng có những dấu hiệu khó phát hiện.
Những dấu hiệu cảnh báo có thể bao gồm việc không nhìn thấy tạm thời do cục máu đông đang di chuyển qua võng mạc. Mọi người thường bỏ qua những cơn đột quỵ nhẹ này.
Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não xảy ra khi xuất hiện tình trạng máu cung cấp lên não đột ngột bị ngưng trệ.
– Dấu hiệu qua nhận thức: Người bệnh có biểu hiện rối loạn trí nhớ, không nhận thức được, mắt mờ, tai ù không nghe rõ.
– Dấu hiệu ở thần kinh: Người bệnh cảm thấy nhức đầu dữ dội. Đây là triệu chứng nặng và khá phổ biến của bệnh đột quỵ, nhất là người bệnh có tiền sử bị đau nửa đầu.
– Dấu hiệu ở thị lực: Thị lực giảm, nhìn mờ dần cả hai mắt hoặc một mắt, tuy nhiên biểu hiện này không rõ ràng nên bên cạnh khó nhận ra. Chỉ có người bệnh khi nhận thấy mình có dấu hiệu này thì nên yêu cầu được cấp cứu ngay.
– Dấu hiệu ở mặt: Mặt có biểu hiện thiếu cân xứng, miệng méo, nhân trung hơi lệch qua một bên so với bình thường, nếp mũi má bên yếu bị rũ xuống. Đặc biệt khi người bệnh nói hoặc cười thì sẽ thấy rõ dấu hiệu méo miệng và thiếu cân xứng trên mặt.
– Dấu hiệu ở tay: Cảm giác của người bị đột quỵ là tay bị tê mỏi, khó cử động, khó thao tác. Ngoài ra thì người bệnh cũng cảm thấy đi lại khó khăn, không nhấc chân lên được.
– Dấu hiệu qua giọng nói: Người bị đột quỵ có thể gặp triệu chứng nói ngọng bất thường, môi lưỡi bị tê cứng, miệng mở khó, phải gắng sức thì mới nói được.
Dấu hiệu khác
Luôn có cảm giác buồn ngủ:
Đến một thời gian nào đó, bạn luôn muốn ngủ, cho dù đã ngủ rất nhiều. Bạn cần đi khám ngay, trước khi quá muộn. Khi đó tim gặp khó khăn khi bơm máu cho toàn bộ cơ thể, các tĩnh mạch sưng lên, dẩn đến phình giãn. Đặc biệt là ở bàn chân, mắt cá chân, vì đây là những nơi xa tim nhất. Bạn sẽ nhìn trực quan thấy hiện tượng xanh tím ngoại vi ở tay chân và môi. Đó là lúc bạn cần đi khám sức khoẻ.
Bị cảm lạnh không dứt :
Liên tục bị cảm lạnh trong khoảng thời gian dài, đồng nghĩa với dấu hiệu bị bệnh tim. Khi tim hoạt động yếu đi, chắc chắn máu có thể rò rỉ ngược vào phổi. Do vậy cần quan sát khi ho, xem có đờm hơi hồng nhạt không. Nếu có, khả năng máu có dấu hiệu tràn vào phổi.
{credit}
Nguồn: Phunutoday
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…