Lưu ý khi sử dụng corticoid
Corticosteroid được biết đến đầu tiên vào năm 1944. Sau đó, thuốc được nghiên cứu và đưa vào thương mại từ những năm 1980. Thuốc Corticoid (Corticosteroid) là một nhóm các chất hóa học bao gồm các hormon steroid được sản xuất từ vỏ thượng thận của động vật có xương sống và các chất tổng hợp tương tự các hormon đó. Đây là loại thuốc hay vì công dụng điều trị rất nhiều bệnh lý.
Tên khoa học của thuốc: Hydrocortison, Prednison, Betamethason, Dexamethason, Prednisolon… cho thấy các nhóm thuốc này rất đa dạng, nhiều chủng loại và mỗi loại lại có rất nhiều tên thương mại khác nhau.
Phân loại thuốc Corticoid
Dựa trên cấu trúc phân tử, thuốc Corticoid được chia thành 4 nhóm hoạt chất chính:
Nhóm A – Loại Hydrocortisone
Nhóm A – Loại Hydrocortisone bao gồm: Hydrocortisone; Hydrocortisone axetat; Cortisone axetat; Methylprednisolone; Tixocortol pivalate; Prednisolone; Prednisone.
Nhóm B – Acetonides
Nhóm B – Acetonides bao gồm: Amcinonide; Budesonide; Desonide; Fluocinonide; Fluocinolone Acetonide; Mometasone; Halcinonide; Triamcinolone Acetonide; Triamcinolone Alcohol.
Nhóm C – Betamethasone
Nhóm C – Betamethasone bao gồm: Betamethasone; Betamethasone Sodium Phosphate; Dexamethasone; Dexamethasone Sodium Phosphate; Fluocortolone.
Nhóm D
Nhóm D gồm 2 phân nhóm:
– Nhóm D1 Halogenated: Hydrocortisone – 17- valerate, Halometasone, Hoạt chất Alclometasone Dipropionate, Betamethasone Valerate, Betamethasone Dipropionate…
– Nhóm D2 tiền dược Esters: Hydrocortisone – 17 – butyrate, Hydrocortisone – 17 – Aceponate; Hydrocortisone – 17 – Buteprate; Prednicarbate.
Thuốc Corticoid được dùng trong điều trị nhiều bệnh lý
Trong điều trị bệnh, Corticoid được sử dụng với ba tác dụng chính là chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch.
Tác dụng phụ nếu lạm dụng thuốc corticoid:
+ Làm loét dạ dày – tá tràng, dễ gây xuất huyết tiêu hóa.
+ Tăng cân do giữ natri, đào thải kali gây béo bệu, mặt tròn như mặt trăng.
+ Chậm liền sẹo các vết thương và dễ gây nhiễm khuẩn thứ phát.
+ Làm thoái biến protid nên dễ gây teo cơ.
+ Làm xương xốp do giảm hấp thu calci nên khi té ngã dễ bị gãy xương.
+ Làm cao huyết áp, tăng đông máu có thể gây nghẽn mạch.
+ Ức chế miễn dịch, giảm sức đề kháng của cơ thể.
+ Làm tăng tiết mồ hôi, co giật, tăng áp lực nội sọ, rối loạn kinh nguyệt, ảo giác, vui vẻ thái quá, tăng nhãn áp.
Ðấy là lý do vì sao thuốc corticoid nhất thiết cần có chỉ định điều trị của thầy thuốc.
Nên dùng corticoid như thế nào?
+ Thuốc dạng uống:
Với thuốc dạng uống (viên, siro…), nên dùng với thức ăn để hạn chế kích ứng dạ dày.
Không ngừng thuốc đột ngột nếu bạn đã dùng corticoid trong một thời gian dài. Ngừng thuốc đột ngột có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách giảm liều thuốc từ từ trước khi ngừng hẳn. Thông thường quá trình này kéo dài vài tuần để cơ thể có đủ thời gian khôi phục lại khả năng sản xuất hormone tự nhiên
+ Thuốc dạng kem:
Với corticoid dạng kem bôi hoặc mỡ dùng ngoài da: chỉ dùng một lượng nhỏ đủ để bao phủ một lớp mỏng lên vùng da bệnh. Điều này giúp dự phòng quá nhiều thuốc hấp thu vào trong cơ thể và có thể gây tác dụng phụ. Không nên băng vùng bôi thuốc. Tránh bôi vào vùng da trày xước, không lành lặn hoặc vùng da thường xuyên bị cọ xát.
+ Thuốc dạng hít
Corticoid dạng hít thường không gây tác dụng phụ nghiêm trọng, một số tác dụng phụ thường gặp (nấm miệng, khàn giọng) có thể dự phòng dễ dàng bằng việc thực hiện đúng kỹ thuật xịt hít và súc miệng sau khi dùng thuốc.
Lưu ý khi sử dụng Corticoid
Trong quá trình sử dụng thuốc Corticoid để điều trị, người bệnh cần lưu ý:
– Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và ánh sáng. Tránh xa tầm tay của trẻ em.
– Thuốc có thể tương tác với một số loại thức ăn, chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá…)
– Không uống rượu bia trong thời gian sử dụng thuốc Corticoid
– Không sử dụng thuốc khi có tiền sử bị kích ứng với Corticosteroid
– Thận trọng khi sử dụng thuốc cho trẻ em, phụ nữ đang mang thai và cho con bú, người cao tuổi.
– Cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Yhocvn.net
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ :
+ Hậu quả của việc bôi corticoid kéo dài
+ Làm thế nào để hạn chế tác dụng phụ của corticoid
+ Lợi bất cập hại khi lạm dụng thuốc chứa corticoid bôi ngoài da
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…
Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…
Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…