Thức dậy sớm, nhất là vào mùa lạnh, là chuyện không hề dễ dàng với nhiều người. Thật ra, bạn không cần phải bật dậy liền mới tỉnh táo, hãy cứ nằm thêm 10 phút và thực hiện vài động tác “khởi động” ngay trên giường sẽ giúp bạn càng khỏe khoắn hơn.
2 phút đẩy bụng
Chuyên gia đông y nổi tiếng của tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc) cho biết, việc đầu tiên nên làm khi tỉnh giấc không phải là ngồi dậy liền, mà là tập đẩy bụng. Hai tay úp bằng trên ngực, các ngón tay hướng vào nhau, từ từ dùng sức đẩy cả hai tay dần dần xuống tới rốn, hít thở sâu và đều, sau đó lại từ từ đẩy tay lên trên ngực, lặp lại khoảng 20 lần.
Trong quá trình đẩy như vậy, các huyệt vị kinh mạch ở dạ dày, gan, tỳ đều được mát xa, đạt hiệu quả làm thư giãn các khí quan, kiện tỳ khai vị, bổ thận dưỡng tâm, giúp bạn khỏe hơn.
5 phút ấn huyệt
Các chuyên gia đông y cho biết, việc dưỡng sinh mùa đông cần chú trọng giữ cho khí thuận, tinh thần an tĩnh. Do đó, trước khi rời khỏi giường mỗi ngày, kiên trì ấn nhẹ và mát xa các huyệt sau để có thể giúp làm thong kinh mạch, khí huyết điều hòa. Bạn nên ấn vào các huyệt:
– Tam Túc Lý (úp lòng bàn tay vào giữa đầu gối, đầu ngón tay giữa chạm vào xương ống chân (xương chầy), từ đó hơi xích ra phía ngoài 1 ít là huyệt),
– Tam Âm Giao (ở sát bờ sau – trong xương chày, bờ trước cơ gấp dài các ngón chân và cơ cẳng chân sau, từ đỉnh cao của mắt cá chân trong đo lên 3 thốn),
– Khúc Trì (co khuỷu tay vào ngực, huyệt ở đầu lằn chỉ nếp gấp khuỷu, nơi bám của cơ ngửa dài, cơ quay 1, cơ ngửa ngắn khớp khủy), Hợp Cốc (khép ngón trỏ và ngón cái sát nhau, huyệt ở điểm cao nhất của cơ bắp ngón trỏ ngón cái),
– Nội Quan (trên cổ tay 2 thốn, dưới huyệt Gian Sử 1 thốn, giữa khe gân cơ gan tay lớn và bé) có thể giúp làm thông kinh mạch, khí huyết điều hòa.
3 phút nhấc mông
Theo đông y, thực hiện thao tác nhấc mông thường xuyên có thể nâng cao dương khí, giúp các cơ quan nội tạng đủ sức hoàn thành nhiệm vụ của nó. Sau khi đã đẩy bụng và ấn huyệt, bạn cứ nán lại giường, hai chân giang rộng bằng vai, hai tay để xuôi tự nhiên theo đùi, toàn thân thả lỏng, từ từ nhấc mông lên rồi hạ xuống, thực hiện trong 3 phút.
Nếu 10 phút nán lại giường vẫn chưa đủ thức tỉnh tinh thần, bạn có thể kiên trì thêm những thói quen có lợi sau:
Một ly nước ấm: Ly nước đầu tiên vào buổi sáng sớm vô cùng quan trọng, nó có tác dụng “kêu gọi” cả cơ thể. Sau một giấc ngủ dài, cơ thể bị mất một lượng nước rất lớn trong quá trình tiểu tiện, hô hấp và mồ hôi qua da, lượng nước mất đi này khoảng 450ml, vì vậy cần bù đắp lại ngay trong buổi sáng hôm sau.
Nhiều người thích uống nước lạnh vì cho rằng tỉnh táo hơn, điều này không đúng. Sau khi ngủ dậy, dạ dày và đường ruột đều rỗng, nước quá lạnh hoặc quá nóng đều sẽ kích thích mạnh, khiến chúng khó chịu, vì vậy một ly nước ấm vừa đủ là tốt cho sức khỏe buổi sáng.
Mở tất cả đèn trong phòng ngủ: Nếu dậy sớm quá khó khăn với bạn thì những chiếc đèn trong phòng ngủ sẽ giúp ích rất nhiều. Khi chuông báo thức reo lên, hãy cố gắng ngồi dậy bật đèn (hoặc dùng remote cầm tay), ánh sáng sẽ giúp bạn tỉnh táo. Nếu có thể đón ánh nắng mặt trời trực tiếp thì càng tốt, bạn có thể đến bên cửa sổ, kéo rèm và hít thở sâu vài lần để đón nhận bầu không khí trong lành, sảng khoái.
Nghe một chút nhạc sôi động: Bạn thường thuận tay ấn nút tắt chuông báo thức là do bộ não quen “lờ đi” âm thanh quen thuộc này. Do đó, bạn có thể cài đặt nhiều tiếng nhạc báo thức khác nhau, nhưng đừng chọn giai điệu quá du dương, một chút tiết tấu mạnh, sôi động sẽ dễ đánh thức bộ não hơn, khiến cho khí huyết và oxi được lưu chuyển thông thuận.
(Nguồn: Chinanews)
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…
Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…
Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…