Categories: Mẹ

Mới gần 40 đã sợ “gần” chồng, phải làm sao?

Tin cho các Mẹ – Cuộc sống bận rộn, nhiều áp lực, và sự suy giảm nội tiết tố… là nguyên nhân khiến nhiều phụ nữ mệt mỏi và “ngại yêu”

N còn vài năm nữa mới bước sang tuổi 40, là một phụ nữ xinh đẹp, tự tin… Thế nhưng không hiểu sao cô thấy mình khá thờ ơ với chuyện ấy. Không cảm thấy ham muốn, ngại gần chồng nhưng lại luôn lo sợ điều đó khiến anh có thể “chán cơm, thèm phở” khiến tâm lý của cô nhiều khi thật bất ổn.

“Thủ phạm”: sự thiếu hụt estrogen

Theo các bác sĩ, một nguyên nhân trực tiếp dẫn đến vấn đề của N cũng như nhiều chị em khác, là do thiếu hụt nội tiết tố nữ estrogen. Estrogen vốn được coi là nội tiết cơ bản quyết định đặc tính riêng của phái nữ. Tuy nhiên sau khi người phụ nữ bước qua tuổi 30, buồng trứng bắt đầu có dấu hiệu già đi thì lượng nội tiết tố cũng bị suy giảm mạnh và gây ra hàng loạt những biến động về sức khỏe, tâm sinh lý của phụ nữ.

Thiếu hụt estrogen cũng là tác nhân gây “khô hạn”, đau rát mỗi khi quan hệ tình dục, khiến chị em e ngại, thậm chí lãnh cảm. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ khiến hạnh phúc gia đình có nguy cơ rạn nứt…

Trước kia, các bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân dùng hóc môn thay thế, thuốc có chứa estrogen (HRT). Tuy nhiên, HRT có những tác dụng phụ. Trong cuốn “Kỳ diệu dàn hòa tấu nội tiết”, GS.BS Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, viết: “Vào những năm 1990, chính quyền Mỹ bảo trợ 2 công trình nghiên cứu liệu pháp hóc môn thay thế. Nghiên cứu có 16.000 phụ nữ tham gia (năm 2002) cho thấy các thuốc kết hợp estrogen và progestin làm tăng nguy cơ ung thư vú, cơn đột quỵ và máu đóng cục. Thuốc làm giảm chứng loãng xương và giảm ung thư ruột. Lợi bất cập hại”.

Đậu nành- estrogen thực vật

Hiện nay, nhiều bác sĩ khuyên dùng giải pháp tự nhiên: chất chiết xuất từ đậu nành, gọi là Isoflavon. Các bằng chứng nghiên cứu khoa học cho thấy đậu nành- do có thành phần Isoflavon là nhân tố quan trọng trong việc kiểm soát các rối loạn của thời kỳ mãn kinh. Isoflavone đậu nành là hoạt chất có cơ chế hoạt động và chức năng gần giống như nội tiết tố estrogen ở người.

Isoflavon đậu nành là nhân tố quan trọng trong việc kiểm soát các rối loạn của thời kỳ mãn kinh

Tỷ lệ các bệnh như loãng xương, xơ vữa động mạch, ung thư vú, ung thư tử cung ở một số dân tộc phương Đông, đặc biệt là Trung Quốc và Nhật Bản thấp hơn rất nhiều so với các nước khác. Phụ nữ tại các nước này cũng ít phàn nàn về các rối loạn đặc biệt của mãn kinh như bốc hỏa, khô âm đạo, teo các mô của hệ sinh dục. Những nghiên cứu cho thấy thực tế này có liên quan tới thói quen dinh dưỡng của các dân tộc đó, đặc biệt là sự hiện diện của các thực phẩm có nguồn gốc đậu nành trong thực đơn hàng ngày.

Khá nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong đậu nành có chứa các chất có tác dụng tương tự như hormone estrogen, nhưng hoạt tính thấp hơn. Vì có nguồn gốc thiên nhiên, lại có tác dụng như estrogen nên những chất này còn được gọi là estrogen thực vật (phytoestrogen, từ tiếng Hy Lạp phito có nghĩa là cây). Hiệu lực của phytoestrogen đậu nành sẽ nhẹ hơn nhưng cân bằng hơn, giúp làm cân bằng hormone một cách tinh tế ở phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh; giúp chị em chống được trạng thái khô hạn, tìm lại được niềm hạnh phúc trong đời sống hôn nhân./.

là thực phẩm bổ sung, cung cấp isoflavone, estrogen tự nhiên chiết xuất từ đậu nành, men lactobacillus, calci, vitamin D và cao mộc tặc. Isoflavone đậu nành cung cấp estrogen tự nhiên và khoáng chất cân bằng cần thiết trong thời kỳ mãn kinh. Các bào tử là men giúp hấp thụ các isoflavone đậu nành và cân bằng tạp khuẩn ruột. Calci, vitamin D và cao mộc tặc hỗ trợ cho xương chắc khoẻ và nâng cao thể trạng.

adminyhoc

Recent Posts

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

3 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

1 week ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

1 week ago