Từ xa xưa, người Việt Nam đã biết dùng các thảo dược từ thiên nhiên để phòng và chữa bệnh. Nhưng dùng thế nào cho đúng và phù hợp thì không phải ai cũng nắm rõ.
Mới đây trên mạng xã hội Facebook, một bà mẹ đã chia sẻ cách tắm nước gừng cho con để phòng cảm cúm và một số bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ.
Người mẹ trên chia sẻ, vẫn thường dùng gừng 3-4 củ rồi giã nguyễn cho vào nước đun sôi rồi pha vào nước ấm để tắm. Trước khi tắm bằng nước gừng, người mẹ này cho con tắm bằng sữa tắm rồi tắm sơ lại bằng nước ấm, sau đó lau người, dùng dầu tràm mát xa.
Còn về ngâm chân, dùng gừng giã nhuyễn cho thêm ít muối hột kèm 1 lít nước rồi đun sôi 5 phút, để nguội khoảng 40 độ C và ngâm.
Xoay quanh bài viết trên đã có nhiềuý kiến của cư dân mạng.Một phụ huynh bày tỏ: “Việc tắm nước gừng để phòng bệnh cho con đã được lưu truyền bao đời nay, mình thấy điều này hoàn toàn đúng và mình cũng đang áp dụng cho con mình”.
Trong khi đó, một phụ huynh khác nêu quan điểm: “Mình thấy hầu hết trẻ em đều có thân nhiệt lúccao hơn người lớn hoặc có lúc thấp hơn, thân nhiệt như vậy mà cho con tắm đã phải rất chú ý rồi, liệu cho thêm nước gừng vào tắm cho con có an toàn?”.
Chuyên gia nói gì?
Trao đổi với phóng viên, chuyên gia Đông y Hồ Quang Sáng (Hội viên hội Đông y Việt Nam) cho biết: “Thân nhiệt các bé luôn luôn duy trì bằng hoặc cao hơn 37 độ C một chút. Khi các mẹ tắm cho con thường dùng nước ấm,lúc đó các lỗ chân lông giãn nở ra, nhiệt độ cơ thể giảm. Nếu có thêm nước gừng sẽ làm lượng canxi và dưỡng chất của bé bị đốt cháy nhiều hơn nữa dẫn đến lượng dưỡng chất dư thừa bị tích tụ thêm khiến hệ miễn dịch của bé bị yếu đi”.
Theo chuyên gia Hồ Quang Sáng, sau khi tắm xong, do cơ thể bé còn yếu, nếu các mẹ sử dụng gừng làm nước tắm cho con là không nên. Đặc biệt là bôi thêm dầu tràm sau khi tắm càng làm cho lỗ chân lông của con không được co lại và vô tình giúp vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào cơ thể.
Theo các bác sĩ,nhiệt bình thường của trẻ sơ sinh từ 0-3 tháng tuổi là 36-38 độ C, còn từ 3 tháng tuổi trở lên sẽ có nhiệt độ cơ thể trong phạm vi là 36.5-37.5 độ C. Trong quãng thời gian này, tất cả các cơ quan cũng như hệ miễn dịch của bé chưa được hoàn thiện và còn non yếu nên nhiệt độ cơ thể sẽ thay đổi trong ngày, mức dao động bình thường là 0.5 độ C.
Theo y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng phát biểu, tán hàn ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc. Trong hầu hết các thang thuốc Đông y, dù bệnh hàn hay nhiệt, hư hay thực, các thầy thuốc vẫn thường dùng từ 3 đến 5 lát gừng sống.
Mặt khác chuyên gia nhấn mạnh, không có kháng thể nào tốt cho con bằng các kháng thể có trong sữa mẹ. Cho nên, các mẹ cố gắng cho con bú mẹ suốt 6 tháng đầu. Ngoài ra, khi tắm cho con nên chọn phòng kín gió, đo thân nhiệt của bé trước và sau khi tắm. Nếu thời tiết quá lạnh có thể dùng thêm đèn sưởi (chú ý nhiệt độ đèn sưởi không được cao hơn nhiệt độ trong cơ thể của bé),ủ ấm cho con sau khi bế bé ra khỏi bồn tắm và nhanh chóng mặc quần áo.
Vì vậy, nếu muốn tắm nước gừng cho con các mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ tránh trường hợp không chữa được bệnh màlại khiến bệnh thêm nặng hơn.
An Nhiên – Nguồn: ED
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…