Bác sĩ Dương Minh Tuấn – Bệnh
viện Đa khoa Vạn Hạnh, TP.HCM chia sẻ về trường hợp bà mẹ 54 tuổi chết
về ung thư phổi nhưng nỗi đau để lại cho chồng và con bà đến suốt đời.
Ung thư vì cái mùi quen quen
Bác sĩ Tuấn chia sẻ mỗi ngày ở viện anh lại có thêm nhiều ghi chép mới cho cá nhân mình và chia sẻ với mọi người.Câu chuyện về một người mẹ không may mắn bị ung thư phổi
trở thành bài học cho rất nhiều gia đình. Mới 54 tuổi, người phụ nữ
không hút thuốc nhưng lại được chẩn đoán ung thư phổi giai đoạn cuối
cách đây khoảng 6 tháng trước.
Khi nhập viện, bệnh nhân bị suy hô hấp, thể trạng suy kiệt nặng, đau đớn vì đã di căn đi khắp nơi, sự sống mong manh như ngọn đèn dầu trước gió.
Qua
người nhà, bác sĩ Tuấn biết “nhà cô nghèo, có ông chồng hiền lành và
hai cậu con trai rất ngoan, nhưng cả chồng và hai con đều nghiện thuốc lá”.
Lúc
còn điều trị, bệnh nhân lúc nào cũng kể: “20 năm sống trong mùi thuốc
mãi cũng thành quen, có ngày không thấy bố con nó hút mà mình lại thấy
thiếu”.
Chính cái “mùi quen quen” đó bệnh nhân không biết
rằng nó là nguyên nhân gây ra căn bệnh chết người để dẫn đến sự chia ly
vĩnh biệt của ngày hôm nay.
Nhập viện được 5 ngày thì bệnh
nhân bắt đầu đi vào hôn mê do rối loạn điện giải, rối loạn chuyển hoá,
hồi sức tích cực thất bại, các bác sĩ lắc đầu.
Người chồng và
hai cậu con trai ngày đưa bệnh nhân về, họ thổn thức và đau khổ tột
cùng với nỗi ân hận không bao giờ dứt. Người chồng ôm vợ khóc: “Giá mà
tôi không hút thuốc thì tụi nhỏ đâu có bắt chước để rồi bà phải chịu cực
thay thế này?”. Các bác sĩ nhìn cũng xót xa.
Đây chỉ là một trong hàng trăm bệnh nhân mắc ung thư phổi mỗi năm do được hút “ké” thuốc lá.
Tại
Bệnh viện K trung ương, rất nhiều phụ nữ bị ung thư phổi. Theo các bác
sĩ thì có tới 90% bệnh nhân ung thư phổi có liên quan tới thuốc lá và
trong đó những bệnh nhân này đều là vợ của những người nghiện thuốc lá.
Đang bị những cơn đau đớn hành tới tận xương, tuỷ, người co ro
trong nỗi đau ung thư phổi di căn xương, bà Vũ Thị Thụ 57 tuổi quê Phú
Thọ, Hà Nội cố nhắm mắt nghiến răng để con đau không bùng phát.
Anh
mắt đau đớn, xót thương của bà nhìn chằm chằm vào chồng. Chồng bà cũng
có tiền sử hút thuốc lá gần 40 năm nay ngày nào cũng phải một bao thuốc.
Bà không hút nhưng là nạn nhân của khói thuốc.
Từ ngày nghe
bác sĩ giải thích về bệnh và nguyên nhân có thể do thuốc lá bà hút thụ
động, người con trai và chồng bà lúc nào cũng ân hận. Con trai bà 34
tuổi đã kiên quyết bỏ thuốc lá còn chồng bà cũng đang cố bỏ nhưng vì
nghiện lâu bỏ cũng không dễ dàng.
Hút ké nguy hiểm như người hút chính
Thạc
sĩ, bác sĩ Phạm Thị Lệ Quyên – Trung tâm hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai cho
biết trong khói thuốc lá có trên 50 chất trong số đó gồm cả các hợp
chất thơm có vòng đóng như Benzopyrene có tính chất gây ung thư.
Các
hoá chất này tác động lên tế bào bề mặt của đường hô hấp gây nên tình
trạng viêm mạn tính, phá huỷ tổ chức, biến đổi tế bào dẫn đến dị sản,
loạn sản rồi ác tính hoá.
Ngay cả những người không hút cũng có nguy cơ bị bệnh bởi vì khói thuốc nhả ra nguy hiểm không kém gì khói thuốc hít vào.
Theo bác sĩ Quyên cho biết người ta phân tích thành phần khói thuốc lá thấy rằng 1 điếu thuốc khi đốt cháy có 4 luồng khói.
Luồng
khói thứ nhất là người hút thuốc hít vào trong phổi, luồng khói thứ hai
toả ra từ đầu thuốc đang cháy, luồng khói thứ 3 là người ta hút vào và
thở ra. Luồng khói thứ 4 là luồng khói tổng hợp của luồng khói thứ 2 và
thứ 3 bao quanh, tồn tại trong không khí nhiều giờ.
Qua
phân tích thấy rằng, luồng khói thứ 2 toả ra từ đầu thuốc đang cháy
nồng độ độc chất như CO, NH3, khí cabua tăng cao gấp 10 – 20 lần so với
người hút thuốc là hút vào phổi.
Thành phần của các chất khí
trong khói thuốc lá ở luồng khói thứ 4 có kích thước hạt nhỏ, kích thước
này có khả năng thâm nhập sâu vào trong phổi và phế nang của người hít
phải.
Vì thế, người hút thuốc lá không những hít phải chất độc hại mà những người xung quanh họ cũng chịu tác hại nặng nề.
theo Trí Thức Trẻ
Nguồn: TTOnline
Chưa có bình luận.