Khỏe đẹp

Mặt, mũi bị hoại tử sau khi tiêm filler

Hai phụ nữ ở TP.HCM đi spa nâng mũi và bơm chất làm đầy vào má. Sau khi tiêm, mặt và mũi của họ bị hoại tử, bác sĩ phải tiêm kháng sinh điều trị.

Các bác sĩ khoa Thẩm mỹ – Phẫu thuật tạo hình, Bệnh viện Trưng Vương TP.HCM, cho biết chỉ một tháng, đã tiếp nhận 2 bệnh nhân bị hoại tử mặt, mũi do tiêm chất làm đầy (hay còn gọi là filler).

TS.BS Phạm Trịnh Quốc Khanh, Trưởng Khoa Thẩm mỹ – Phẫu thuật tạo hình, cho biết vào đầu tháng 3, nữ bệnh nhân 29 tuổi, ở TP.HCM, đã đến cầu cứu các bác sĩ vì bị hoại tử 2 bên má.

Theo lời kể của bệnh nhân, tháng 11/2016, chị đã tiêm chất làm đầy vào vùng 2 bên má tại spa (chăm sóc da).

Tin tưởng cơ sở làm đẹp này, bệnh nhân cũng không tìm hiểu chất làm đầy mà mình đã tiêm là chất gì. Ba tháng sau, bệnh nhân bắt đầu có dấu hiệu nhiễm trùng, hoại tử vùng má, silicon vón cục lại và rò mủ ra bên ngoài.

Theo bác sĩ Khanh, đây là trường hợp khó điều trị bởi không biết được chất làm đầy này cụ thể là loại nào. Ông nghi ngờ là silicon lỏng nên khó lấy sạch, ngoài ra tình trạng nhiễm trùng của bệnh nhân này khá nặng, phải điều trị lâu dài.

Trường hợp thứ 2 là một nữ bệnh nhân 41 tuổi, ở TP.HCM, nhập viện trong tình trạng mệt mỏi, đau nhức vùng mắt. Qua thăm khám, các bác sĩ nhận thấy toàn bộ phần mũi và giữa 2 chân mày có dấu hiệu hoại tử ngày càng lan rộng. Bệnh nhân cho biết cách đây không lâu chị đã thực hiện nâng mũi bằng cách tiêm chất làm đầy tại một cơ sở thẩm mỹ.

Nhận định tình trạng bệnh nhân bị hoại tử do biến chứng của chất làm đầy, các bác sĩ đã sử dụng kháng sinh kháng viêm liều cao để điều trị. Sau 2 tuần điều trị, bệnh nhân đã được xuất viện. May mắn, bệnh nhân phát hiện và được xử lý kịp thời, có thể bảo tồn được toàn bộ phần mũi.

Bác sĩ Khanh cho biết sử dụng chất làm đầy là một trong những thủ thuật khá phổ biến trong lĩnh vực thẩm mỹ. Mục đích khi tiêm chất làm đầy là làm đầy vùng hõm, nhăn của gương mặt và cơ thể. Ngoài ra chất làm đầy còn được dùng để tạo hình vùng mũi, cằm để mũi cao hơn, cằm nhọn hơn và đầy đặn hơn mà không cần phẫu thuật.

Nếu bác sĩ có tay nghề, kỹ thuật vững thì việc tiêm chất làm đầy ít khi xảy ra biến chứng. Do vậy, bác sĩ Khanh khuyến cáo khách hàng nên chọn cơ sở uy tín, được phép thực hiện thủ thuật thẩm mỹ, bác sĩ có giấy phép hành nghề. Đặc biệt, khách hàng cần phải biết đã tiêm chất gì vào cơ thể để có phương pháp điều trị phù hợp khi xảy ra tai biến.

Yhocvn.net (Theo zing)

adminyhoc

Recent Posts

Hiểu biết đầy đủ về bệnh túi thừa

Bệnh túi thừa xảy ra ở khoảng 5% và tăng mạnh ở dân số phương…

4 days ago

Các bước cải thiện sức khỏe đường ruột

Sức khỏe đường ruột khỏe mạnh, bao gồm môi trường đường ruột cân bằng và…

4 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột bệnh vảy nến, bệnh chàm

Bệnh vảy nến là căn bệnh da liễu khá phổ biến với các biểu hiện…

4 days ago

Sự thay đổi hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng đến sức khỏe người cao tuổi như thế nào?

Sự thay đổi các vi sinh vật trong hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng…

5 days ago

Vi khuẩn đường ruột thay đổi gây lão hóa khi lớn tuổi như thế nào

Các loại vi khuẩn trong ruột của người già rất khác nhau và có liên…

5 days ago

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Y học đã chứng minh khi hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng có…

5 days ago