Đông y

Mách bà nội trợ sử dụng mía giữ sức khỏe cho gia đình trong ngày nắng nóng

Nước mía là loại đồ uống bổ, mát được người dân ưa chuộng trong những ngày hè nóng nực. Ngoài tác dụng thanh nhiệt, mía còn chứa vô vàn những tác dụng khác cho sức khỏe con người.

Đặc tính & tác dụng của cây mía

Cây mía thuộc chi Saccharum, họ Andropogoneae mọc nhiều ở vùng ôn đới hoặc các vùng nhiệt đới Nam Á. Mía còn có tên gọi là cam giá và nhiều tên khác. Trong y khoa, mía được mệnh danh “Thanh thuốc phục mạch”.

Thành phần chính của mía là sucrose, tích tụ trong các đoạn thân cây. Sucrose khi được chiết xuất và tinh chế trong các nhà máy chuyên dụng, được sử dụng làm nguyên liệu thô trong công nghiệp thực phẩm hoặc được lên men để sản xuất ethanol.

Mía vị ngọt tính hàn. Trong Đông y mía có tác dụng “Mía chủ bổ khí kiêm hạ khí, bổ dưỡng, đại bổ tỳ âm, dưỡng huyết cường gân cốt, an thần trấn kinh tức phong, tả phế nhiệt, lợi yết hầu, hạ đờm hỏa, chi nôn, hòa vị, tiêu phiền nhiệt”.

Theo các chuyên gia, mía khi dùng để điều hòa tỳ vị thì đem lùi nướng (nghĩa là để cả vỏ nướng xong mới bóc vỏ). Dùng uống trong chữa ho, hen, nôn mửa, tình trạng hoảng hốt, tâm thần bất định, trúng phong cấm khẩu, bí đái.

Tuy nhiên mía có tính hàn lương nên cấm chỉ định trường hợp tỳ vị hư hàn. Đối với những trường hợp  cần thiết thì phối hợp với gừng để giảm tính lạnh của mía.

Trong kinh Phật, mía được ghi chép và được phật giáo dùng chữa nhiều bệnh thuộc nhiệt dưới dạng thuốc uống và thuốc.

Ngoài ra có thể ép mía lấy mật dùng để làm kẹo, bánh, chế thuốc si rô, thuốc hoàn, cho chất kết dính trong xây dựng. Đặc biệt, Cuba còn xây nhà máy điện sử dụng từ bã mía.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây mía

Đi tiểu nhiều, đái dắt

Theo các chuyên gia, mùa nóng trẻ đi tiểu nhiều, đái nhiều lần ít một (hay còn gọi là đái dắt) là do có thấp nhiệt. Lúc này hãy cho trẻ uống nước mía để giải nhiệt sẽ loại bỏ được tình trạng trên.

Thanh nhiệt, nhuận hầu họng (khô khát)

Mùa hè ra nhiều mồ hôi cần uống nước mía để tránh khô khát. Lưu ý uống nước mía tươi không đá để đề phòng viêm họng.

Tương tự, mùa đông nấu nước mía uống nóng hoặc cho lát gừng sẽ rất tốt cho sức khỏe.

Dưỡng âm, nhuận phế

Sử dụng cho người hay ho, nóng rát cổ, giọng nói yếu.

Phương pháp: Phối hợp dùng bách hợp 50g, ngâm nước nấu sau đó cho nước mía 100g và nước củ cải 100g. Lưu ý uống trước khi đi ngủ 1 – 2 tiếng.

Dưỡng âm nhuận táo, sinh tân chỉ khát ho khan ít đờm, người bứt dứt, họng khô, táo bón. Phương pháp: Nấu cháo mía với tỷ lệ nước mía 200 ml, gạo 60g.

Lưu ý: Sau khi nấu cháo xong cho nước mía vào nấu lại cho sôi rồi ăn nóng.

Chữa chứng phát nóng, miệng khô, cổ ráo, tiểu tiện đỏ sẻn

Phương pháp rất đơn giản: Nhai mía nuốt lấy nước, uống nước mía ép hoặc hòa nước cơm để uống rất tốt.

Ngoài những tác dụng trên, mía còn có tác dụng rất tốt cho những bệnh nhân mắc bệnh ung thư. Các chuyên gia lý giải hàm lượng kiềm có trong mía có tác dụng ngăn ngừa ung thư đặc biệt là ung thư ruột kết, ung thư phổi, ung thư vú.

Mách bà nội trợ sử dụng mía giữ sức khỏe cho gia đình trong ngày nắng nóng

Bài liên quan: Bật mí những tác dụng chữa bệnh của cây hoa nhài

Theo Sức khỏe & Đời sống

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

10 hours ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

10 hours ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

3 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago