Tiêu hóa

Mắc bệnh tiêu hoá do nhiễm nấm đen có gì khác biệt

Bệnh nấm đen hay còn gọi là Mucormycosis là bệnh nấm da, ít khi mắc phải nhưng để lại những tổn thương nặng nề cho não, phổi, mắt, vùng xoang mặt, niêm mạc đường tiêu hóa…Thống kê cho thấy những người có hệ miễn dịch suy yếu dễ mắc phải căn bệnh này.  

Mỗi bệnh tiêu hóa xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau như do thực phẩm, dị ứng, tác dụng phụ của thuốc, lối sống, sinh hoạt thiếu lành mạnh, nhiễm vi khuẩn, virus… tuy nhiên mắc bệnh về tiêu hóa do nhiễm nấm đen ít được biết đến và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm về sau. Do đó, khi gặp vấn đề tiêu hóa bất thường, người bệnh cần theo dõi triệu chứng, thăm khám kịp thời để được chẩn đoán và điều trị sớm.

Nấm đen là một căn bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng không lây truyền từ người sang người nhưng có thể thâm nhập vào phổi, các xoang hàm mặt, lây lan lên mắt, não, niêm mạc đường tiêu hóa. Bệnh gây ra bởi một loại nấm có tên khoa học là Mucormycetes gây ảnh hưởng đến cơ thể, đặc biệt là người bị suy giảm miễn dịch. Loại nấm này xâm nhập vào cơ thể thông qua 2 đường chính gồm hít phải các bào tử nấm trong không khí và qua da từ các vết xước, vết cào, vết bỏng,…Các bào tử nấm thường lơ lửng trong không khí, khi gặp môi trường thích hợp như ẩm ướt, các chất hữu cơ thối rữa, lá gây hoặc gỗ mục nát… sẽ sinh sôi và phát triển. Đặc trưng của loài nấm này là phát triển vào mùa hè và mùa thu.

Nguy cơ gây bệnh

Các bào tử nấm hiện hữu ở khắp nơi trong không khí nên hàng ngày chúng ta đều tiếp xúc với các bào tử nấm. Những người khỏe mạnh thì không sao, tuy nhiên đối với những người có hệ miễn dịch yếu khi hít phải các bào tử nấm này có nguy cơ gây nhiễm trùng và lây lan ra các cơ quan khác của cơ thể. Ngoài ra việc tự ý sử dụng thuốc steroid không theo chỉ định của bác sĩ cũng là một trong những căn nguyên dẫn đến nhiễm trùng do nấm đen hoặc các loại nấm khác.

Nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh nấm đen là người có bệnh nền, người cao tuổi từng mắc Covid-19 sức khỏe giảm sút, người mắc bệnh đái tháo đường type 2, người mắc bệnh ung thư, cấy ghép tạng, sử dụng corticosteroid thời gian dài, người nhiễm HIV,  người bị chấn thương da do phẫu thuật, người có vết bỏng, vết thương trên da, trẻ sinh non, nhẹ cân suy dinh dưỡng… nằm trong nhóm có hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công mắc các bệnh nhiễm trùng và một số vấn đề sức khỏe khác.

Những dấu hiệu nhận biết cơ thể nhiễm nấm đen

Những biểu hiện đặc trưng khi nhiễm nấm đen là vùng mũi bị đổi màu hoặc thâm đen, tức ngực, khó thở, ho. Bệnh nhân đái tháo đường không kiểm soát nhiễm nấm đen với các biểu hiện sốt, đau đầu, nghẹt mũi hoặc xoang, mặt bị sưng một bên, có vết tổn thương màu đen ở gần phần mũi hoặc trong miệng…

Nấm đen gây viêm phổi với các dấu hiệu như khó thở, thở gấp, tức ngực, sốt cao trên 38 độ C, nặng có thể ho ra máu. Nhiễm trùng da, niêm mạc cũng thường gặp ở những người mắc phải nấm đen với các dấu hiệu như đau mặt, loét da hoặc nhiễm trùng da ở các vị trí mũi, gò má, mắt hay sau trán, đặc trưng là vùng da bị nhiễm thường sưng và chuyển sang màu đen.

Nấm đen gây nhiễm trùng tiêu hóa thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là các trẻ sinh non thiếu tháng và nhẹ cân với các dấu hiệu nôn ói, đau bụng hoặc đau dạ dày, xuất huyết dạ dày.

Để phòng ngừa và ngăn chặn sự lây lan của bệnh nấm đen các chuyên gia khuyến cáo cần tăng cường sức khỏe, sức đề kháng cho cơ thể, giữ gìn vệ sinh chung, tắm rửa hàng ngày, rửa tay thường xuyên…đeo khẩu trang tránh khói bụi, ô nhiễm, đặc biệt là tránh xa các khu vực đang xây dựng để giảm khả năng tiếp xúc với bào tử nấm. Đối với những vùng da có vết thương cần đảm bảo luôn sạch sẽ và khô ráo, sử dụng dung dịch sát khuẩn để giúp tránh nguy cơ nhiễm trùng.

Bệnh nấm đen hiếm gặp nhưng có thể gây ra những biến chứng nặng nề do đó khi xuất hiện các nguy cơ như đã nói trên người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được hướng dẫn điều trị đúng cách nhằm hạn chế những biến chứng nguy hiểm và ngăn chặn sự lan truyền của nấm đen bảo vệ sức khoẻ nói chung, hệ tiêu hoá nói riêng.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Bí quyết cải thiện hệ tiêu hoá không cần dùng thuốc

Chuyên gia nói về bệnh lang ben

4 loại vitamin thiết yếu cho đường tiêu hóa khỏe mạnh

Rối loạn tiêu hóa: chế độ ăn, thực phẩm tốt cho sức khỏe đường ruột

Yhocvn.net

bien tap

Recent Posts

Mối liên hệ giữa gan và túi mật, giải pháp bảo vệ

Trong cơ thể con người, gan và túi mật có mối quan hệ chặt chẽ…

2 weeks ago

Hơi thở có mùi lưu huỳnh đặc trưng của bệnh gan

Gan hoạt động như một bộ lọc để đào thải các độc tố ra bên…

2 weeks ago

Các bài thuốc trị bệnh, dưỡng nhan hay từ hoa đào

Hoa đào không chỉ là loại cây hoa cảnh mà còn được sử dụng để…

2 weeks ago

Lạm dụng trà sữa dẫn đến xơ gan

Trà sữa là đồ uống yêu thích của giới trẻ hiện nay. Tuy nhiên trà…

2 weeks ago

Cách phân biệt mẩn ngứa do gan và mẩn ngứa thông thường

Mẩn ngứa là hiện tượng tự nhiên gây ra những phiền toái ảnh hưởng đến…

2 weeks ago

Đau hạ sườn phải cảnh báo bệnh về gan

Trong hệ thống tiêu hoá, gan nằm gần hạ sườn bên phải vì vậy loại…

3 weeks ago