Mang thai

Mắc bệnh lao có nên cho con bú

Mẹ bị mắc bệnh lao phổi có nên cho con bú sữa.

Bệnh lao là bệnh do vi trùng Mycobacterium tuberculosis gây ra. Bệnh phá hủy phổi và những bộ phận khác của cơ thể, và có thể gây tình trạng trầm trọng. Bệnh lao đặc biệt nghiêm trọng đối với bà mẹ mang thai. Nó có thể khiến suy thai, sảy thai, thai chết lưu vì vậy các bà mẹ mang thai cần tuân thủ nghiêm túc lộ trình điều trị nếu không may mắc bệnh.

Nguồn lây của bệnh lao

Bệnh lao lây truyền qua đường hô hấp, vì vậy làm cho vi trùng lao dễ dàng phát tán vào không khí. Bệnh lao không truyền qua đồ đạc trong nhà, như bát đũa, ly tách, chăn màn, quần áo hay điện thoại. Vì thế, không cần dùng đồ đạc riêng.

Sau khi sinh con, sản phụ cũng có thể mắc các thể lao nặng như lao kê, lao màng não. Các thể lao nặng này có triệu chứng hay gặp như sốt cao kéo dài. Triệu chứng này dễ nhầm với sốt sót rau hoặc sốt hậu sản.

Kinh nghiệm thực tế cho thấy, những trường hợp sốt cao kéo dài ở phụ nữ sau đẻ, khi chụp phim phổi đã phát hiện nhiều trường hợp có tổn thương lao kê. Vì vậy những sản phụ sau đẻ, nếu sốt kéo dài cần phải được chụp phim phổi kiểm tra để phát hiện tổn thương phổi. Cũng cần lưu ý là những nốt lao kê nhỏ nếu chỉ chiếu X quang phổi thì rất khó phát hiện.

Trực khuẩn lao càng nhiều thì khả năng lây nhiễm từ mẹ sang con càng lớn. Đặc biệt, trong đờm trực khuẩn lao có thể tồn tại lâu hơn trong nước bọt và các chất khạc khác. Do đó, những người ở chung với bệnh nhân lao sẽ có khả năng lây nhiễm cao hơn những người ít tiếp xúc với bệnh nhân lao.

Đối với những người mẹ vẫn còn vi khuẩn lao ở trong đờm.Cần tuyệt đối tránh không cho bé uống sữa mẹ khi mẹ đang bị lao phổi, người mẹ cũng nên cách ly bé để hạn chế tối đa nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm cho bé. Không nên chăm sóc trẻ, ôm, hôn hay có những cử chỉ tiếp xúc thân mật, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh truyền trực tiếp sang cho con.

Đặc biệt, bé thường ngày được mẹ bế bồng, chăm sóc sẽ có nguy cơ lây bệnh lao phổi từ mẹ vô cùng lớn. Do đó, nên hạn chế tối đa việc tiếp xúc với bé trong thời gian mẹ đang mắc

Sau khi sinh con, người mẹ cần được nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ chất để phục hồi sức khoẻ và cần nghiêm túc thực hiện đúng phác đồ điều trị lao, không để vi khuẩn lao kháng thuốc. Việc tiêm phòng vắc – xin BCG cho trẻ là bắt buộc.

Mắc bệnh lao có nên cho con bú

Bài liên quan: Bệnh lao phổi: Bệnh nguy hiểm đối với bà mẹ mang thai

Yhocvn.net

adminyhoc

Recent Posts

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

1 day ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

2 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

1 week ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

1 week ago