Categories: Mắt

Lông quặm: Phát hiện, phòng ngừa và điều trị

Trong nhiều bệnh lý về mắt: viêm kết mạc, giác mạc, đau mắt đỏ, lông quặm… thì bệnh nào cũng gây khó chịu, ảnh hưởng đến thị lực của mắt. Lông quặm thường lặp đi lặp lại khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của con người.

Vậy, nguyên nhân gây lông quặm? Giải pháp phòng ngừa và điều trị lông quặm ra sao?

Thế nào là lông quặm

Lông quặm là trạng thái mọc khác thường của lông mi. Thay vì hướng ra phía ngoài, lông mi lại mọc hướng về bên trong gây khó chịu, đau đớn cho người bệnh.

Triệu chứng của bệnh

+ Mắt ngứa ngáy khó chịu.

+ Chảy nước mắt. 

Mắt ngứa, cộm, chảy nước mắt, đỏ mắt, nhìn mờ…là triệu chứng của bệnh lông quặm.

+ Mắt đóng vảy cứng ở mi và tiết dịch nhầy.

+ Đau khi nhìn thấy ánh sáng chói.

+ Cảm giác cộm hay có cát.

+ Đỏ mắt.

+ Mắt nhìn mờ…

Nguyên nhân gây bệnh

+ Bệnh thường gặp ở những bệnh nhân hay bị viêm nhiễm tại mắt.

+ Do không điều trị dứt điểm khi bị đau mắt hột khiến mi trên bị tổn thương, co rút, kéo theo sụn mi trên và cả mi trên uốn cong vào bên trong, đâm vào giác mạc.

+ Do lão hóa khiến các mô chống đỡ mi mắt dưới trở nên lỏng lẻo khiến bờ mi mắt dưới bị cuốn vào bên trong…. 

Nguyên nhân gây quặm do đau mắt hột không điều trị dứt điểm, do lão hóa…

Phân loại lông quặm

Tùy theo số lượng lông quặm và ảnh hưởng của nó tới mắt mà người ta chia thành 4 độ khác nhau.

Quặm độ I: Quặm độ I khi mi mắt chỉ có vài sợi quặp vào trong.

Quặm độ II: Quặm độ II khi có nhiều cụm lông quặm chọc vào bên trong.

Quặm độ III: Quặm độ III khi sụn mi cong dầy lên, cả hàng mi quặp vào trong giác mạc.

Quặm độ IV: Quặm độ IV khi đã có biến chứng làm cho khe mi hẹp lại hoặc đã mổ bỏ lông quặm nhiều lần.

Bệnh lông quặm ảnh hưởng đến mắt như thế nào?

+ Gây khó chịu cho mắt.

+ Đâm vào kết mạc, giác mạc gây viêm loét.

+ Gây sẹo giác mạc, nhìn mờ…

+ Lông quặm nếu không điều trị có thể dẫn đến mù lòa…

Phương pháp điều trị

+ Dùng nhíp (đã tiệt trùng) để nhổ bỏ lông quặm.

+ Đốt điện, áp lạnh, điều trị bằng laser (áp dụng khi chỉ có vài lông quặm và chưa có biến chứng) tuy nhiên hiệu quả không cao, hay tái phát nên phải làm nhiều lần.

+ Phẫu thuật là phương pháp điều trị hiệu quả nhất và khả năng tái phát rất nhỏ. 

Phẫu thuật là phương pháp điều trị lông quặm hiệu quả, tránh tái phát..

Giải pháp phòng ngừa

+ Sử dụng nước sạch (nước bẩn, nước không đạt tiêu chuẩn dẫn đến các căn bệnh về mắt)

+ Vệ sinh môi trường sạch sẽ (tránh bụi bặm, ô nhiễm…)

+ Vệ sinh mắt thường xuyên bằng nước muối sinh lý.

+ Đeo kính bảo vệ mắt tránh khói bụi.

+ Điều trị dứt điểm bệnh đau mắt hột.

+ Cải thiện điều kiện vệ sinh cá nhân…

Tóm lại:

Tỷ lệ người mắc bệnh lông quặm thường gặp ở người cao tuổi. Nguyên nhân gây lông quặm do lão hóa khiến các mô chống đỡ mi mắt dưới trở nên lỏng lẻo, do việc điều trị bệnh đau mắt hột không triệt để dẫn đến mi mắt bị tổn thương, co rút, kéo theo sụn mi trên và cả mi trên uốn cong vào bên trong, đâm vào giác mạc…

Để phòng ngừa bệnh lông quặm cần đeo kính bảo vệ mắt tránh khói bụi, vệ sinh mắt thường xuyên bằng nước muối sinh lý, sử dụng nguồn nước sạch… chúng ta cần điều trị dứt điểm bệnh đau mắt hột để loại trừ nguyên nhân dẫn đến lông quặm.

adminyhoc

Recent Posts

Cách phân biệt mẩn ngứa do gan và mẩn ngứa thông thường

Mẩn ngứa là hiện tượng tự nhiên gây ra những phiền toái ảnh hưởng đến…

18 hours ago

Đau hạ sườn phải cảnh báo bệnh về gan

Trong hệ thống tiêu hoá, gan nằm gần hạ sườn bên phải vì vậy loại…

5 days ago

Cảnh báo bệnh gan qua màu phân bất thường

Đột nhiên thấy phân nhạt màu và lặp lại thường xuyên thì đây có thể…

6 days ago

Vì sao tỷ lệ gan nhiễm mỡ tập trung cao nhất ở tuổi trung niên

Theo thống kê của Bộ Y Tế có đến khoảng 10-20% dân số cả nước…

7 days ago

Cảnh báo những nguy cơ lây nhiễm viêm gan B

Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…

1 week ago

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

2 weeks ago