Sắn chứa hàm lượng tinh bột cao và chất xơ tốt cho sức khỏe, nhưng nó cũng chứa hàm lượng độc tố gây nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy nên lưu ý khi ăn sắn để tránh ngộ độc.
Nên ăn sắn chấm đường hoặc mật để tránh ngộ độc. Ảnh Internet |
Công dụng của sắn với sức khỏe
Theo Tri Thức Trẻ, củ sắn có hàm lượng tinh bột cao, giá trị dinh dưỡng tương đương với khoai lang, khoai tây, khoai môn…Trong sắn có chứa nhiều cacbonhydrate cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể, ngoài ra còn có kali và chất xơ. Những dưỡng chất này giúp ngăn ngừa táo bón và các bệnh tim mạch, cân bằng lượng máu trong cơ thể.
Theo TS. BS Nguyễn Xuân Giao, Trưởng Khoa Đông y Thực nghiệm, Bệnh viện y học cổ truyền Trung ương cho biết, lá sắn (khoai mì) có công dụng cầm máu.
Theo kinh nghiệm dân gian một số địa phương, lá khoai mì phơi khô có thể đắp lên các vết bỏng nhẹ giúp cho chúng mau lành. Việc ăn bột khoai mì cũng có thể giúp cho tình trạng tiêu chảy giảm bớt.
Những lưu ý khi ăn sắn:
1. Những đối tượng tuyệt đối không ăn sắn
– Phụ nữ mang thai: Củ sắn (khoai mì) có chứa nhiều axit cyanhydric (HCN) – rất độc đối với cơ thể; ăn củ sắn dễ gây rối loạn tiêu hóa hay thậm chí là ngộ độc.
– Trẻ em: Trẻ em dưới 3 tuổi không nên ăn sắn vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, chưa thể thực hiện tốt việc thải độc đố. Nếu ăn nhiều, các chất độc có thể tích tụ lại lâu ngày sẽ gây bệnh.
Những giống sắn như sắn đắng, sắn cao sản chứa HCN cao hơn sắn ngọt. Cách nhận biết sắn cao là nó có vỏ ngoài nâu thẫm, vỏ lụa trắng chứa nhiều nước. Tuy sắn ngọt có ít hàm lượng HCN hơn nhưng cũng có thể gây nguy hại nếu ăn không đúng cách. Dưới đây là những cách loại bỏ độc tố trong sắn.
Trên báo Thanh Niên, khi chế biến cần loại bỏ lớp vỏ có màng tim tím bên ngoài vì hàm lượng acid cyanhydric rất cao ở lớp vỏ này (màu càng tím thì hàm lượng acid cyanhydric càng cao), sau đó ngâm vào nước khoảng 30 phút và rửa sạch bằng nước lạnh vài lần rồi hãy luộc.
– Khi luộc sắn nên thay nước 2-3 lần để giảm độc tố.
– Sắn cắt lát và phơi khô cũng làm giảm chất độc trong sắn.
– Với món lá sắn muối chua, phải rửa lá thật sạch, ngâm nước lâu hoặc luộc kĩ trước khi ăn.
Những lưu ý khác cũng đặc biệt chú ý, tránh tuyệt đối không ăn sắn vào buổi tối vì nếu phát hiện ngộ độc muộn sẽ gây nguy hiểm. Không nên ăn sắn nướng. Có thể ăn sắn với đường, mật để giảm ngộ độc.
Xem thêm: Cách ăn mì tôm ít gây độc hại nhất
Dã Quỳ (tổng hợp)
Video có thể bạn quan tâm
Dụng cụ hút ma tuý đá bày bán tràn lan ở TP HCM
Nguồn: Tinmoi
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…