Loãng xương là một trong những bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi. Bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bệnh diễn tiến âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng bởi vậy một số trường hợp chỉ khi gặp biến chứng bệnh mới được phát hiện. Trong số các nguyên nhân gây loãng xương như thiếu vitamin D, do lối sống ít vận động, do tuổi cao…loãng xương do mắc các bệnh về đường ruột ít được đề cập đến.
Các dấu hiệu của loãng xương
Đây là một trong những bệnh lý gặp ở nhiều độ tuổi, tuy nhiên thường gặp ở trẻ nhỏ, người trung và cao tuổi. Bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng. Hậu quả nặng nề nhất của loãng xương là rạn xương, nứt xương hoặc gãy xương.
Loãng xương diễn tiến âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng. Một số trường hợp chỉ khi gặp biến chứng mới phát hiện ra bệnh.
Các dấu hiệu của bệnh gồm: gãy xương sau chấn thương nhẹ, đau lưng cấp và mạn tính, đau dọc các xương dài, đặc biệt xương cẳng chân, hay đau mỏi cơ, chuột rút, gù vẹo cột sống, biến dạng lồng ngực…
Các nguyên nhân gây loãng xương
Nội tiết tố giới tính: Nồng độ estrogen thấp có thể gây ra tình trạng giảm mật độ xương ở nữ giới. Trong khi, nồng độ testosterone thấp có thể gây ra tình trạng xốp xương ở nam.
Chế độ ăn uống thiếu hụt dưỡng chất như canxi và vitamin D.
Chán ăn tâm thần: Chứng rối loạn ăn uống có thể dẫn tới tình trạng loãng xương.
Sử dụng các loại thuốc như corticosteroid, heparin trong thời gian dài.
Mức độ hoạt động: Người lười tập thể dục hay ngồi lâu có thể gây yếu xương.
Hút thuốc: Người hút thuốc lá thường có mật độ xương thấp hơn người không hút. Do đó, người hút thuốc dễ mắc bệnh hơn.
Mắc các bệnh lý về đường ruột
Ruột là một phần ống tiêu hóa từ phần dưới dạ dày đến hậu môn, bao gồm ruột non (tiểu tràng) và ruột già (đại tràng). Chức năng chính của ruột là vận chuyển và tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra, cơ quan này cũng có khả năng chống lại các vi sinh vật (vi khuẩn, virus, kí sinh trùng) và kiểm soát lượng nước trong cơ thể.
Khi đường ruột mắc một số bệnh lý như dư thừa lớp màng nhầy bao phủ niêm mạc ruột, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột…dẫn đến không hấp thụ được các dưỡng chất cho cơ thể gây thiếu hụt các dưỡng chất như canxi và vitamin D…lâu ngày dẫn đến loãng xương. Chính vì vậy nguyên nhân gây loãng xương do mắc các căn bệnh về đường ruột ít ai ngờ tới. Ngoài loãng xương, nhiều căn cứ và những dẫn chứng khoa học còn cho thấy vai trò chủ chốt của sức khỏe đường ruột liên quan đến béo phì, ốm vặt, stresss…
Để bảo vệ sức khoẻ hệ tiêu hoá nói chung, hệ thống đường ruột nói riêng song song với việc đảm bảo chế độ ăn khoa học, đa dạng các chất dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên… người dân cần test thở hydro định kỳ để tầm soát sức khoẻ hệ tiêu hoá. Test thở hydro là phương pháp không xâm lấn nhưng hiệu quả, dễ thực hiện. Qua hơi thở, căn cứ các chỉ số đo hơi thở thực tế, các giới hạn cho phép các bác sĩ sẽ đưa ra kết luận về các căn bệnh đường ruột mắc phải cũng như phương pháp điều trị để bảo vệ hệ tiêu hoá luôn khoẻ mạnh, phòng tránh các bệnh béo phì, ốm vặt, loãng xương…
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch
Các biểu hiện khi cơ thể bị loãng xương
Bệnh loãng xương điều trị đúng mới có hiệu quả
Chẩn đoán và phòng chống loãng xương
Lưu ý trong điều trị loãng xương
Yhocvn.net
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…
Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…
Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…