Categories: Sức khoẻ

Làm việc ngoài giờ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe

Làm việc ngoài giờ gây ra những tác hại khôn lường cho sức khỏe mà có thể bạn chưa biết.

Đồng hồ sinh học tập hợp một chùm nhỏ các tế bào thần kinh. Đồng hồ sinh học hay nhịp đập sinh học là chu kỳ hoạt động trong vòng 24h, ảnh hưởng đến quá trình sinh lý của cơ thể. Chúng định rõ thời điểm nào trong ngày bạn nên dành cho việc ăn uống, làm việc hay ngủ nghỉ.

Những nghiên cứu trong một số năm trở lại đây đều chỉ ra rằng, làm việc ngoài giờ, đặc biệt vào bam đêm có thể gây ra một số bệnh như béo phì, thừa cân, trầm cảm, tiểu đường, rối loạn sức khỏe. Khi mà đồng hồ sinh học của bạn bị đảo lộn (8h- 17h) có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh về chuyển hóa.

Ảnh minh họa

Theo tiến sĩ Marjory Givens của Trường Y và Sức khỏe Cộng đồng thuộc Đại học (Mỹ): Những người có công việc làm thêm giờ, làm đêm, làm ca kíp thường dễ bị rối loạn giấc ngủ.

Những nhận định trên là kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí chuyên đề Sleep Health dựa trên dữ liệu của 1593 người và kết quả kiểm tra thể chất qua việc tính chỉ số khối cơ thể (BMI).

Sau khi phân tích, các dữ liệu chỉ ra rằng, những người lao động ngoài giờ, làm đêm, làm ca có nhiều nguy cơ bị thừa cân, béo phì hơn những người làm viêc giờ hành chính chiếm 47,9% ; những người này thường bị rối loạn giấc ngủ như mất ngủ chiếm 23,6% ; những người thiếu ngủ chiếm 53%) hay thức giấc về đêm chiếm 31,8%.

Tiến sĩ Given và nhóm nghiên cứu nhấn mạnh rằng rối loạn giấc ngủ liên quan trực tiếp đến thừa cân và béo phì cũng như các bệnh về chuyển hóa như (tiểu đường, tăng cholesterol). Hậu quả sẽ nghiêm trọng hơn nếu những người này ngủ ít hơn 7 tiếng mỗi ngày.

Lời khuyên dành cho bạn:

– Dù đang làm công việc gì hay bận rộn đến đâu tuyệt đối không được bỏ ba bữa chính: Sáng, trưa, tối.

– Chuẩn bị một thực đơn phong phú nhưng phải đầy đủ chất dinh dưỡng.

– Tránh đồ ăn vặt chứa nhiều muối và đường.

– Nếu là ca đêm thì nên có một bữa ăn vào thời điểm đó như chuẩn bị một bữa nhẹ khoảng 1h sáng chứa nhiều protein- carbonate (bánh mì/gà) thay vì nhiều glucose và lipid.

– Không nên uống thuốc ngủ.

– Nên ngủ đủ 8h mỗi ngày.

– Nên dành ra một khoảng thời gian nhất định mỗi ngày để tập thể dục.

adminyhoc

Recent Posts

Hiểu biết đầy đủ về bệnh túi thừa

Bệnh túi thừa xảy ra ở khoảng 5% và tăng mạnh ở dân số phương…

4 days ago

Các bước cải thiện sức khỏe đường ruột

Sức khỏe đường ruột khỏe mạnh, bao gồm môi trường đường ruột cân bằng và…

4 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột bệnh vảy nến, bệnh chàm

Bệnh vảy nến là căn bệnh da liễu khá phổ biến với các biểu hiện…

4 days ago

Sự thay đổi hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng đến sức khỏe người cao tuổi như thế nào?

Sự thay đổi các vi sinh vật trong hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng…

5 days ago

Vi khuẩn đường ruột thay đổi gây lão hóa khi lớn tuổi như thế nào

Các loại vi khuẩn trong ruột của người già rất khác nhau và có liên…

5 days ago

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Y học đã chứng minh khi hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng có…

5 days ago