Thuốc Lisanolona 80mg/2ml là một thuốc Glucocorticoid ức chế miễn dịch, được sử dụng trong trường hợp như: viêm da, viêm khớp, viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc một số trường hợp viêm nhiễm vừa và nặng khác.
Thuốc Lisanolona là thuốc gì?
Lisanolona có chứa Triamcinolone Acetonide, có bản chất là hormon hay còn gọi là các nội tiết tố. Về cấu trúc, phân tử thuốc Lisanolona có cấu trúc tương tự một loại hormon tự nhiên có sẵn trong cơ thể con người là chất Cortisol.
Lisanolona được bào chế dưới dạng thuốc tiêm hỗn dịch, đóng gói thành các hộp thuốc, mỗi hộp gồm 5 ống thuốc 2ml. Nó được sản xuất bởi Aboratorio Italiano Biochimico Farmaceutico Lisanolona Pharma S.p.A. thuộc nước Ý.
Thành phần của thuốc tiêm Lisanolona
Thành phần chính của thuốc Lisanolona gồm có:
Hoạt chất Triamcinolone Acetonide hàm lượng 80mg + Tá dược vừa đủ 2ml.
Tác dụng thuốc Lisanolona 80mg/2ml
Triamcinolone Acetonide là một loại Glucocorticoid có chứa Fluor trong công thức. Đây là một loại nội tiết tố tương tự Cortisol do tuyến vỏ thượng thận sinh ra, có vai trò điều hòa các phản ứng viêm trong cơ thể.
Dược động học
Triamcinolone Acetonide mang cấu trúc của một Steroid. Khi tiêm Lisanolona vào cơ thể, dược chất được giải phóng vào cơ thể, thấm qua màng các tế vào. Sau đó, nhờ các cơ chế đặc hiệu, chúng gắn với các thụ thể đặc hiệu, hoạt hóa một loạt các quá trình tế bào. Bắt đầu bằng việc hoạt hóa các ADN tổng hợp nên các chuỗi ARN. Nhờ đó, một loạt các enzym thiết yếu là xúc tác cho các quá trình sinh hóa như: các phản ứng viêm, các phản ứng chuyển hóa.
Triamcinolone Acetonide có tác dụng:
Chuyển hóa Glucid: tăng tạo Glycogen gan, dẫn đến tăng tân tạo đường, giảm vận chuyển đường vào các mô và sử dụng đường ở các tế bào trong cơ thể dẫn đến tình trạng tăng Glucose huyết và Glucose niệu. Do đó, có thể dẫn đến tình trạng đái tháo đường và phát bệnh ở những người đang có nguy cơ tiềm ẩn.
Chuyển hóa Protid và Lipid: Triamcinolone Acetonide làm tăng quá trình dị hóa Protein. Ngoài ra, chúng còn gây ra hiện tượng phân bố lại mỡ trong cơ thể. Cụ thể, làm tăng phân hủy mỡ ở các chi. Đồng thời lại tăng tổng hợp mỡ và dự trữ chúng ở các vùng như mặt và cổ.
Các tác dụng trên chuyển hóa của Triamcinolone Acetonide hầu như có thể gây hại và được coi là các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra khi sử dụng thuốc.
Trong các phản ứng viêm của cơ thể, Triamcinolone Acetonide ức chế PG A2, từ đó làm giảm tổng hợp hai chất Leucotrien và Prostaglandin – là hai chất gây giãn mạch trong các phản ứng viêm của cơ thể. Bên cạnh đó, Triamcinolone Acetonide cũng là một tác nhân ức chế Phospholipase C, là một enzym có vai trò xúc tác cho quá trình sản xuất ra các chất trung gian hóa học gây viêm. Một cơ chế khác nữa, Lisanolona làm teo các cơ quan lympho, ức chế khả năng thực bào, sản xuất ra các kháng thể, các đại thực bào, hãy nói một cách đơn giản, có thể hiểu rằng, Lisanolona là chất có khả năng ức chế miễn dịch.
Dựa vào các cơ chế này, Triamcinolone Acetonide giúp ức chế các phản ứng viêm. Đây cũng là cơ chế tác dụng chính của thuốc Lisanolona.
Chỉ định của thuốc tiêm Lisanolona
Thuốc tiêm Lisanolona hiện nay được sử dụng rất nhiều trên thị trường, như vậy, công dụng và chỉ định của thuốc tiêm Lisanolona 80mg/2ml thực chất như thế nào? Dưới đây
Công dụng
– Chống viêm
– Chống dị ứng
– Ức chế miễn dịch
Chỉ định
– Viêm khớp
– Viêm thấp khớp
– Viêm mũi dị ứng
– Ngạt mũi
– Viêm màng bao hoạt dịch
– Bệnh vảy nến nặng
– Sẹo lồi
– Phù mạch máu nặng
– Liken phẳng
Cách dùng, Liều dùng thuốc Lisanolona 80mg
Với công dụng và những chỉ định như trên thì Thuốc Lisanolona 80mg/2ml được sử dụng như thế nào, liều dùng khuyến cáo ra sao?
Cách dùng
Lisanolona được bào chế dưới dạng ống tiêm 2ml, do đó, thuốc được dùng theo đường tiêm dưới sự thực hiện bởi nhân viên y tế có chuyên môn. Dạng thuốc tiêm hỗn dịch có thể sử dụng theo đường tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch.
Trước khi tiêm, người thực hiện cân pha chế theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất có in trên nhãn sản phẩm hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Trong một số trường hợp cần lưu ý đặc biệt, khi tiêm thuốc vào các khớp cần đảm bảo vô khuẩn mũi kim tiêm. Khi tiêm bắp cần thực hiện đúng kỹ thuật tiêm sâu vào các bắp thịt để tránh kích ứng cho cơ thể bệnh nhân.
Liều dùng
Liều dùng khuyến cáo cho một số trường hợp như sau:
Bệnh nhân sổ mũi, viêm mũi dị ứng theo mùa: Chỉ tiêm duy nhất 1 mũi tiêm 1 ống thuốc 2ml.
Bệnh nhân có sẹo lồi: tiêm 1ml đến 3ml tùy theo độ rộng của sẹo. Thời gian tiêm cách nhau 3 đến 4 tuần.
Bệnh nhân đau khớp và đau quanh khớp: tiêm từ 0,5 – 2ml thuốc. Thời gian tiêm cách nhau 3 tuần.
Mức liều được đưa ra trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Trong một số tình huống, bác sĩ điều trị có thể đưa ra cho bệnh nhân liều dùng khác nhau. Do vậy, khi thấy bệnh nhân được chỉ định liều dùng khác so với liều ghi trên nhãn, bạn đọc cũng không cần quá lo lắng.
Chống chỉ định
Với những công dụng và chỉ định trên, bạn đọc có thể thấy Lisanolona có rất nhiều công dụng với nhiều loại bệnh khác nhau. Nhưng không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng thuốc Lisanolona.
Bệnh nhân có dấu hiệu dị ứng với thành thần thuốc bao gồm cả dược chất và tá dược.
Bệnh nhân có nhiễm nấm toàn thân, nhiễm nấm nặng.
Bệnh nhân đang mắc các bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm như: Sởi, Thủy đậu, sốt rét, sốt xuất huyết, lao…
Bệnh nhân đang gặp tình trạng nhiễm khuẩn nặng, nhiễm khuẩn huyết, tình trạng viêm phổi cấp tính nặng, xuất huyết tiêu hóa nặng.
Bệnh nhân có triệu chứng xuất hiện ban đỏ xuất huyết, giảm tiểu cầu vô căn.
Bệnh nhân nhiễm virus.
Phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú.
Trẻ em dưới 1 tuổi.
Trong tình huống cụ thể, để biết bản thân có thể sử dụng thuốc Lisanolona để điều trị bệnh hay không, bạn đọc có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ, cung cấp các bệnh mắc kèm của mình để có được chẩn đoán và tư vấn điều trị phù hợp nhất.
Tác dụng phụ của thuốc Lisanolona
Do thuốc là một hormon nội tiết, nên đi kèm với hiệu quả của thuốc cũng sẽ có rất nhiều các tác dụng phụ điển hình đi kèm được liệt kê dưới đây:
Gây kích ứng tại chỗ khi tiêm bắp, tiêm vào khớp,…
Có thể gây teo da, lõm da tại vị trí tiêm do tác dụng dị hóa protein và lipid của thành phần Triamcinolone.
Gây phản ứng dị ứng toàn thân: nổi mẩn ngứa, ban đỏ, phù các mạch ngoại vi.
Rối loạn thần kinh, co giật, mất ngủ, thay đổi nhân cách.
Gây phù các dạng.
Rối loạn điện giải: mất kiềm, hạ K máu.
Tăng tiết pepsin dạ dày gây viêm loét chảy máu dạ dày thậm chí thủng dạ dày.
Gây đái tháo đường, tăng đường huyết.
Loãng xương, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ.
Gây tình trạng tăng Lipid máu.
Ức chế miễn dịch quá mức gây suy giảm miễn dịch, tạo điều kiện vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.
Trong thời gian sử dụng thuốc, bệnh nhân có thể gặp phải một hoặc một vài tác dụng không mong muốn trên, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để nhận diện được các tác dụng phụ này và phòng tránh chúng. Đồng thời cũng có thể nhờ các bác sĩ đưa ra hướng giải quyết phù hợp.
Lưu ý khi sử dụng
Do thuốc có rất nhiều các tác dụng phụ khó kiểm soát nên bạn đọc cần lưu ý chỉ sử dụng thuốc khi các biện pháp khác không có hiệu quả. Đồng thời, thuốc Lisanolona 80mg/ml cũng chỉ giảm nhẹ bệnh, hạn chế các triệu chứng nhưng không tác động đến căn nguyên gây ra bệnh. Vì vậy, bạn đọc không nên lạm dụng thuốc Lisanolona để tránh gây ra các tác dụng phụ có hại cho sức khỏe. Người dùng cũng cần chú ý sử dụng đúng liều lượng và thời gian như đúng hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ.
Khi ngừng thuốc, cần phải giảm liều từ từ, tránh ngưng thuốc đột ngột.
Thuốc được sử dụng thận trọng ở một số đối tượng:
Bệnh nhân có nghi ngờ viêm ruột thừa cấp hoặc đau bụng không rõ nguyên nhân
Bệnh nhân tiểu đường, tăng huyết áp nặng, tăng lipid máu, hạ K máu
Bệnh nhân có phù nặng, đang bị suy gan, suy thận nặng
Bệnh nhân có tiền sử hoặc đang mắc loét dạ dày tá tràng
Bệnh nhân ưu năng tuyến giáp
Bệnh nhân có nguy cơ nhiễm lao, đợt cấp của viêm gan siêu vi
Ngoài ra, trong trường hợp cơ thể đang có ổ nhiễm khuẩn đang phát triển, Lisanolona có thể che lấp các dấu hiệu, triệu chứng do tác dụng ức chế miễn dịch, ức chế các phản ứng viêm của nó.
Bên cạnh đó, khi bắt buộc phải sử dụng thuốc trên trẻ em, cần lưu ý trẻ rất nhạy cảm với các tác dụng không mong muốn do thuốc gây ra. Vì vậy bắt buộc phải giảm liều trong trường hợp này.
Cách xử lý khi dùng quá liều hoặc quên liều
Khi người bệnh sử dụng quá liều hoặc quên mất liều, đừng quá lo lắng. Bạn hãy thực hiện theo cách dưới đây:
Quá liều
Thường ít xảy ra do việc dùng thuốc được thực hiện bởi những người có chuyên môn. Nên thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng, thăm khám và xử trí kịp thời. Biện pháp nhanh nhất là thẩm phân máu để loại bỏ thuốc khỏi cơ thể một cách nhanh nhất. Khi quá liều Lisanolona có thể dẫn đến một số các dấu hiệu như: loãng xương, phù nặng, giảm K+ máu, nhiễm khuẩn nặng, giảm bạch cầu, yếu cơ,…
Quên liều
Thực hiện liều tiêm tiếp theo sớm nhất có thể sau khi quên. Trong tình huống đã gần đến liều sau thì bạn đọc có thể lựa chọn bỏ qua liều đã quên và thực hiện liều tiếp theo một cách bình thường để tránh quá liều.
Tương tác thuốc
Một số tương tác thuốc mà bệnh nhân có thể gặp khi kết hợp với các thuốc như:
Thuốc lợi tiểu giảm Kali máu do tác dụng hiệp đồng gây tác dụng phụ hạ K máu quá mức
Thuốc điều trị đái tháo đường: khi bệnh nhân có mắc kèm đái tháo đường cần tăng liều thuốc điều trị đái tháo đường do Lisanolona có tác dụng phụ làm tăng đường huyết.
Thuốc điều trị tăng huyết áp: không phối hợp cùng đồ có thể làm mất tác dụng hạ huyết áp của thuốc điều trị tăng huyết áp. Trong trường hợp này, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn phác đồ điều trị khác.
Praziquantel: không chỉ định phối hợp thuốc do Lisanolona làm giảm nồng độ Praziquantel trong huyết tương, dẫn đến không đạt ngưỡng nồng độ điều trị
Aspirin: Không chỉ định phối hợp thuốc do Aspirin có bản chất acid, Lisanolona gây tăng pepsin dạ dày. khi kết hợp làm tăng nguy cơ xuất huyết dạ dày.
Thuốc chống đông: khi dùng có thể thay đổi tác dụng chống đông của thuốc. Do đó, khi dùng cùng cần lưu ý chỉnh liều cho phù hợp Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: Không phối hợp do có thể dẫn đến các rối loạn trên thần kinh trung ương ảnh hưởng đến cuộc sống của người dùng và làm giảm tuân thủ điều trị ở bệnh nhân.
Yhocvn.net
Mẩn ngứa là hiện tượng tự nhiên gây ra những phiền toái ảnh hưởng đến…
Trong hệ thống tiêu hoá, gan nằm gần hạ sườn bên phải vì vậy loại…
Đột nhiên thấy phân nhạt màu và lặp lại thường xuyên thì đây có thể…
Theo thống kê của Bộ Y Tế có đến khoảng 10-20% dân số cả nước…
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…