Nếu đột nhiên một ngày bạn cảm thấy ngứa ngáy, mẩn đỏ, có thể xuất hiện chấm màu xám ở những khu vực có lông, tóc trên cơ thể,… rất có thể bạn đã bị nhiễm rận mu. Rận mu, tên khoa học là Pthirus pubis, là một loài côn trùng kích thước nhỏ, thường sống ký sinh trên vùng lông mu của con người. Người bị nhiễm rận mu chủ yếu là đàn ông.
Rận mu có hình dạng giống cua, nhiều chân nên có thể bám cực chắc vào da và lông con người.Chúng có màu giống da người và có khả năng đổi màu liên tục nên rất khó nhận biết.
Ngoài lông mu, rận mu có thể xuất hiện ở bất kỳ khu vực nào trên cơ thể người có lông, tóc, cho dù đó là lông mi. Khi ký sinh trên cơ thể con người, rận mu sẽ hút máu để sống.
Hình dạng của rận mu thường ký sinh trên cơ thể người.
Rận mu nguy hiểm như thế nào?
Thông thường, người mắc rận mu sẽ cảm thấy ngứa ngáy liên tục tại các vùng da có lông, tóc. Quanh chỗ ngứa có nhiều mẩn đỏ hoặc mẩn xám, xám đen. Nhìn kĩ vùng lông, tóc sẽ thấy trứng trắng hoặc sinh vật ký sinh. Người bị nhiễm rận mu có thể bị sốt, mệt mỏi, cơ thể suy nhược,…
Khi bị rận mu, người bệnh thường gãi liên tục vùng da bị ngứa gây xây xước, tổn thương da, từ đó dẫn đến viêm loét da, viêm nang lông, cơ thể mọc mụn, mưng mủ,…Ngoài ra, rận mu khi lây lan có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, là nguy cơ tiềm ẩn các bệnh về da, nghiêm trọng hơn là khả năng sinh sản của người bệnh.
Rận mu ký sinh trên lông mi.
Xử lý rận mu như thế nào?
Rận mu có thể lây từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp như quan hệ tình dục, dùng chung quần áo, đặc biệt là đồ lót, hoặc dùng chung khăn, chăn,…
Khi bị nhiễm rận mu, người bệnh cần làm sạch thường xuyên nơi trú ẩn của rận, ngoài ra có thể dùng thuốc DEP để diệt rận. Bên cạnh đó, có thể dùng bông thấm dầu hỏa, chà lên khu vực có rận mu thì sẽ tiêu diệt được loài côn trùng khó chịu này. Tuy nhiên, những cách này chưa thực sự an toàn cho cơ thể và không thể dùng được ở mọi vị trí.
Một loại thuốc thường dùng nhất để diệt rận mu là thuốc bôi, chủ yếu là permethrin hoặc pyrethrins kết hợp với piperonyl butoxide. Thuốc bôi có tác dụng nhanh, diệt rận và ít di chứng cho da.
Ngoài ra, người bị rận mu có thể bôi dung dịch malathion 0,5% kết hợp với việc uống một liều ivermectin.
Cần chủ động phòng tránh rận mu bằng cách quan hệ tình dục an toàn.
Bên cạnh diệt rận, người bệnh cũng phải bôi thuốc chống ngứa như promethazin, moz-bite,… để chống viêm, giảm thương tổn cho các vùng da bị rận tấn công trước đó.
Một điều cần lưu ý, trong thời gian dùng thuốc chữa rận mu, bệnh nhân không được quan hệ tình dục, tránh lây lan cho người khác đồng thời có thể điều trị triệt để rận mu.
Mặc dù vậy, rận mu là bệnh ngoài da, vì thế để tránh những tác dụng phụ của thuốc và điều trị tận gốc, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để có hướng điều trị cụ thể, phù hợp với từng giai đoạn.
Trong trường hợp chưa nhiễm loại ký sinh trùng đáng ghét này, chúng ta cũng cần có cách phòng tránh từ trước. Vệ sinh sạch sẽ cơ thể là yêu cầu hàng đầu. Vào mùa nóng, cần giữ vùng kín thoáng mát, khô ráo, tránh mặc quần lót chật chột. Ngoài ra, không nên dùng chung quần áo, chăn chiếu, đặc biệt vào mùa hè.
Vân Anh
Nguồn: Emdep
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…